Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Đầu thế kỉ III, triều đình nhà Tấn phát sinh rối loạn do sự tranh giành quyền lực của tám vương, nhiều người dân thiệt mạng, đất nước bị tàn phá nặng nề. Đồng thời trong cuộc chiến tranh giành quyền lực đó, để công kích lẫn nhau, các vị vương đã lợi dụng thế lực của người Hồ ở phía bắc, do đó góp phần làm tăng thêm thế lực cho họ, trong đó nổi bật là [[Lưu Uyên]]. Năm [[304]], Uyên xưng vương, lập ra nước [[Hán Triệu]].
 
Sau khi lập quốc, Hán Triệu lập tức xâm lấn vào lãnh thổ [[nhà Tấn]], đồng thời ổn định tình hình miền bắc. Năm 308, [[Lưu Uyên]] sai [[Lưu Thông]], [[Thạch Lặc]] đánh chiếm các châu quận của nhà Tấn. Đến năm [[308]], Uyên hạ thành Bình Dương<ref>Nay thuộc Sơn Tây, Trung Quốc</ref> rồi đóng đô ở đó, tự xưng hoàng đế, chính thức độc lập với nhà Tấn. Trong năm [[309]], Uyên lần lượt tiến công các vùng Nghiệp Thành, Ngụy quận, Cấp quận, Đốn Khâu, Thượng Đảng, Quyên Thành, Cấp quận... rồi hai lần tiến công thành Lạc Dương song chưa thành công.
 
Sang năm [[310]], Lưu Diệu chết. Lưu Thông giết anh là Lưu Hòa, lên ngôi hoàng đế Hán Triệu<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7005 quyển 5]: Hòa đệ Thông sát Hòa nhi tự lập</ref>. Ngay sau đó, Lưu Thông lần lượt tiến xuống phía nam, tiến sông Hoài vào tháng 7 năm đó, đánh tan quân Tấn. Đến tháng 10 cùng năm, Hán Triệu đánh Lạc Dương lần thứ ba trong khi vua tôi nhà Tấn bất hòa. Lạc Dương nhanh chóng nguy cấp, chỉ có Sơn Giản ở Tương Dương và Vương Trừng ở Kinh châu đưa quân cứu nhưng đều bị đẩy lui.
Dòng 22:
{{Bài chính|Tấn Nguyên Đế|Vương Đạo}}
 
Trong năm [[311]], Hán Triệu chiếm xong thành Trường An. Sang tháng 4 năm [[312]], Giả Thất lấy lại Trường An. Trong lúc đó, Tần vương Tư Mã Nghiệp ở huyện Mật<ref>Phía đông nam huyện Mật, Hà Nam, Trung Quốc</ref> về Trường An được lập lên ngôi, tức [[Tấn Mẫn Đế]] ([[313]] - [[316]]).
 
Tuy nhiên sang năm [[316]], Hán Triệu đánh Trường An một lần nữa. Mẫn Đế bị bắt, Toàn bộ miền bắc lọt vào tay Hán Triệu<ref>Thẩm Khởi Vĩ, sách đã dẫn, tr 92</ref>.
 
Cùng lúc đó, Lang Nha vương [[Tư Mã Duệ]] đang xây dựng thế lực ở Giang Nam. Sau khi Mẫn Đế bị bắt, năm [[317]], Tư Mã Duệ tự xưng Tấn vương, lập ra nhà [[Đông Tấn]]<ref>[[Tấn thư]], quyển 5: Lang Nha vương Duệ thừa chế cải nguyên, xưng Tấn vương vu kiến khang</ref>. Tuy chưa bị diệt vong hoàn toàn nhưng toàn bộ miền đất phía bắc của nhà Tấn đã rơi vào tay Hán Triệu. Nguyên Đế thậm chí còn không cai trị được toàn bộ miền nam do sự nổi lên của nước [[Thành Hán]] ở phía tây.
 
Năm [[318]], [[Tấn Mẫn Đế]] bị giết ở Bình Dương. Tư Mã Duệ bèn chính thức xưng đế, tức là [[Tấn Nguyên Đế]] ([[318]] - [[323]])<ref>[[Tư trị thông giám]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E8%B3%87%E6%B2%BB%E9%80%9A%E9%91%91/%E5%8D%B7090 quyển 90]: Bính thần, vương tức hoàng đế vị, bách quan giai bồi liệt</ref>.
 
== Giai đoạn thứ nhất ==
=== Tổ Địch đánh Lư châu, Thái Khâu ===
 
Ngay từ khi [[Đông Tấn]] chưa thành lập, ở phía bắc đã có nhiều lực lượng ủng hộ họ Tư Mã thu phục lại Trung Nguyên. Trong số các thế lực đó, nổi lên [[Tổ Địch]], quan dưới quyền của Tư Mã Duệ lúc còn làm Lang Nha vương. Lúc miền bắc còn chưa mất, [[Tổ Địch]] đã từng cùng một số tướng lĩnh vẫn cố chiến đấu chống quân [[Hán Triệu]], thu phục hai kinh. Ông ta chiêu tập nhiều binh sĩ, dung nạp những người nghèo khổ và trộm cướp.
 
Năm [[314]], Tổ Địch xin Tư Mã Duệ (đang ở Giang Nam) đưa quân bắc phạt, nhưng Tư Mã Duệ không có chí lớn, không muốn lấy lại miền bắc nên chỉ cấp cho Tổ Địch một ít quân lính và lương thực. Tuy nhiên Tổ Địch vẫn quyết chí bắc phạt, càng ra sức chiêu tập thêm binh mã. Mùa thu năm [[314]], Địch dẫn hơn 100 gia đình trong họ tộc từ Kinh Khẩu lên Giang Bắc, lại lập ra lời thề nếu không giành lại miền bắc, sẽ không trở về. Sau khi qua sông, ông mở lò luyện vũ khí và tiếp tục chiêu mộ thêm 2000 quân.
 
 
 
=== Tổ Địch lấy thành Tuấn Nghị ===
=== Đánh vào lòng người ===