Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khám Lớn Sài Gòn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 13:
Ở đây, còn có một xà lim (cellule) dành cho tù nhân lãnh án tử hình. Đó là một hầm 3mx5m, ba mặt là tường kín và mặt còn lại là một cửa sắt có đục lỗ nhỏ.
 
Sau một thời gian, do số tù nhân quá đông<ref>Theo Phan Hoàng, Khám Lớn Sài Gòn giam giữ tù nhân người Việt, [[người Hoa]] lẫn người [[Châu Âu|Âu Châu]], có lúc lên tới 1.500-2.000 người. [http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=3831&LOAIID=3&LOAIREF=1&TGID=868]</ref>, nhà cầm quyền Pháp phải xây thêm nhiều phòng mới, gồm hai dãy nhà một tầng và hai dãy nhà trệt, phân chia thành nhiều khu vực để giam cầm nhiều hạng tù khác nhau.
 
Một khám đường rộng lớn ở giữa lòng thành phố, nhà cầm quyền thừa hiểu đó là điều không hay; nhưng sau khi cân nhắc, họ vẫn quyết định cho khởi công, vì khám sẽ nằm gần [[Tòa án Sài Gòn]] (xây năm 1881-1885), rất thuận tiện cho việc quản lý và áp giải tù nhân.<ref name="HDLSVN" />
Dòng 19:
Tại Khám Lớn Sài Gòn, thực dân Pháp có đặt một máy chém cao 4,5m, lưỡi dao nặng 50[[kilôgam|kg]] được đưa từ Pháp sang năm 1917. Vào khoảng năm 1925, mỗi lần thi hành án tử hình, người quản lý khám, cho đặt máy chém giữa đường, khoảng 5 giờ sáng, thì việc đã xong. Tức thì, họ cho xe vòi rồng đến xịt nước để tẩy rửa dấu vết<ref name="HDLSVN" />.
 
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc [[khởi nghĩa Nam Kỳ]] bị thất bại, rất nhiều quân dân Việt kháng Pháp bị bắt giam. Do Khám Lớn Sài Gòn, bót Catina và các đồn khác không đủ chỗ giam giữ; và cũng vì khám nằm ở trung tâm thành phố, nơi các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra thường xuyên; cho nên 16 tháng 12 năm 1941, [[Thống đốc Nam Kỳ]] đã phê duyệt kế hoạch xây [[Khám Chí Hòa]] tại ấp Chí Hòa (nay ở tại số 1 đường Hòa Hưng, [[quận 10, thành phố Hồ Chí Minh|quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh]]), nhưng đến 1943 mới khởi công. Rồi vì [[Nhật Bản|Nhật]] đảo chính Pháp, việc xây cất bị gián đoạn một thời gian, đến ngày 8 tháng 3 năm 1953<ref>Ghi theo ''Hỏi đáp lịch sử Việt Nam tập 4'' và bài viết của Phan Hoàng [http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/vanhoc_tacpham.asp?TPID=3831&LOAIID=3&LOAIREF=1&TGID=868]. Từ điển ''Bách khoa toàn thư Việt Nam'' ghi Khám Chí Hòa hoàn thành năm 1950.</ref>, công trình mới hoàn thành.
 
Thủ tướng [[Quốc gia Việt Nam]] lúc bấy giờ là [[Nguyễn Văn Tâm (Thủ tướng)|Nguyễn Văn Tâm]] (cầm quyền từ 23 tháng 6 năm 1952 đến 7 tháng 12 năm 1953), liền cho phóng thích một số tù nhân ở Khám Lớn Sài Gòn, số còn lại khoảng 1.600 người cùng với chiếc máy chém, được chuyển về khám đường mới, tức [[Khám Chí Hòa]].
 
Kể từ khi ấy, Khám Lớn Sài Gòn chỉ còn là nơi giam giữ phụ và sau đó đã bị chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa|Việt Nam Cộng Hòa]] cho phá hủy, để xây lên đó [[Trường Đại học Văn Khoa]] (thành lập năm 1957, trực thuộc [[Viện Đại học Sài Gòn]]), rồi Thư viện Quốc gia, và nay là Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh<ref name="HDLSVN">Ghi theo ''Hỏi đáp lịch sử Việt Nam tập 4, tr. 308-310''</ref>.