Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trấn Bình đài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 34:
[[Tập tin:Trấn Bình Môn.JPG|nhỏ|trái|260px|Trấn Bình môn]]
[[Tập tin:Trường Định Môn.JPG|nhỏ|phải|260px|Phế tích Trường Định môn]]
Trấn Bình môn không nằm ở phạm vi của Trấn Bình đài, mà nằm thuộc vòng tường thành của Kinh thành. Cửa này được trổ ra ở giữa đoạn thành nối hai pháo đài Bắc Định và Đông Bình (của Kinh thành) lại với nhau. Ngay trước mặt cửa là một chiếc cầu xây bằng đá và gạch bắc qua hào, dùng để nối liền mạch giao thông giữa hai địa phận của thành chính và thành phụ.
 
Cửa Trường Định được trổ ra ở giữa hông phía nam Trấn Bình đài. Cửa này có kích thước nhỏ hẹp hơn so với các cửa của Kinh thành; lối đi chỉ rộng 2 m và vòm cửa chỉ cao 3 m. Cửa này được dùng cho quân lính phòng thủ ở thành phụ đi ra ngoài thành để phản kích trên những đoạn thành giai ở chung quanh nó và lân cận thuộc mé đông thành chính.
 
Dọc theo mặt trong của vòng thành phụ, có tất cả 6 hệ thống bậc cấp dùng để đi lên tường thành, mỗi hệ thống bậc cấp rộng 3,35 m.
 
==Lịch sử==
Trong quá trình xâm lấn chủ quyền với triều đình Huế, người Pháp đã tìm cách chiếm hữu Trấn Bình đài kể từ sau vụ đánh chiếm [[trấn Hải Thành]] vào năm [[1883]]. Vì yếu thế, triều đình [[nhà Nguyễn]] phải nhường Trấn Bình đài cho quân đội Pháp đóng quân theo tinh thần điều V của Hiệp ước Patenôtre ([[1884]]). Lúc đó, nơi đây vẫn được gọi là "thành Mang Cá", nhưng vào năm [[1886]], Toàn quyền Paul Bert lại ép triều đình [[Đồng Khánh]] nhường thêm một khu đất ở bên trong góc đông bắc của Kinh thành để quân đội Pháp xây dựng thêm doanh trại, đồn bót, bệnh xá, nhà nguyện.v.v... Người Pháp còn xây một bức tường thành bằng đá và gạch cao để ngăn cách riêng biệt phần [[tô giới]] mà họ thủ đắc trong [[Hoàng thành Huế|Thành Nội]] (''Concession Francaise de Hue''). Do đó, để phân biệt sự khác nhau giữa hai địa phận ấy, nhân dân địa phương đã gọi Trấn Bình đài là ''Mang Cá Nhỏ'' và khu đất mới nhường thêm ở trong góc Đông Bắc của kinh thành là ''Mang Cá Lớn''.
 
Ngày [[5 tháng 7]] năm 1885, trong [[Trận Kinh thành Huế 1885]], [[Tôn Thất Thuyết]] chỉ huy 20.000 quân tập kích vào đồn, tấn công 1.400 quân Pháp do De Courcy chỉ huy. Sau 20 giờ, quân Pháp phản công thành công khiến quân triều đình thiệt hại 1.000 người. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và gia quyến rút khỏi Huế, về Tân Sở ([[Quảng Trị]]). Tại đây, vua [[Hàm Nghi]] hạ [[phong trào Cần Vương|chiếu Cần Vương]].
 
Sau khi [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] rút về nước, đồn tiếp tục trở thành trại lích của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Năm [[1968]], trong [[trận Mậu Thân tại Huế]], nơi đây chứng kiến một trong những trận giao tranh ác liệt nhất trong [[chiến tranh Việt Nam]]. Ngày [[7 tháng 2]] năm [[1968]], trong một trong những vụ tập kích đường không hiếm hoi của Bắc Việt, 4 chiếc [[IL-14]] của Không quân Nhân dân Việt Nam cất cánh từ [[Gia Lâm]] với mục tiêu ném bom đồn Mang Cá nhưng thất bại do không định vị được mục tiêu, kết quả 3 chiếc bay về an toàn, 1 chiếc bị rơi.
 
Sau năm [[1975]], Đồn Mang Cá (lớn) trở thành doanh trại [[Quân đội Nhân dân Việt Nam|Quân Đội Nhân Dân Việt Nam]].