Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bát-nhã-ba-la-mật-đa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n using AWB
Dòng 1:
[[Tập tin:Prajnaparamita_Java_Side_DetailPrajnaparamita Java Side Detail.JPG|nhỏ|260px|'''[[Bồ Tát]] Bát-nhã-ba-la-mật-đa''' (Java, Indonesia)]]
 
[[Tập tin:Prajnyaapaaramitaa Hridaya Pel.sogd.jpg|nhỏ|260px|Một bản của kinh '''Bát-nhã-ba-la-mật-đa''' bằng tiếng Phạn]]
 
'''Bát-nhã-ba-la-mật-đa''' (zh. 般若波羅蜜多, sa. ''prajñāpāramitā'', en. ''perfection of wisdom/insight'', de. ''Vollkommenheit der Weisheit/Einsicht/Erkenntnis'') có nghĩa là '''sự toàn hảo''' (sa. ''pāramitā'', en. ''perfection'') '''của Bát-nhã''' (sa. ''prajñā''). Cũng được gọi ngắn là '''Bát-nhã-ba-la-mật'''.
Dòng 17:
Trong cuộc đàm luận kế tiếp tôn giả [[Tu-bồ-đề]] đi sâu vào mối quan hệ giữa tên gọi và pháp mang tên gọi. Người ta có thể nói về các pháp, các hiện tượng; nhưng nói về các pháp, gọi tên các pháp như vậy không có nghĩa là các [[Pháp (Phật giáo)|pháp]] sinh thành và tồn tại. Giáo lí [[duyên khởi]] (sa. ''pratītyasamutpāda'') nói rằng, tất cả các [[Pháp (Phật giáo)|pháp]] đều nương vào nhau mà phát sinh, có nghĩa là chúng không có một tự ngã (sa. ''anātman''), không có một bản chất hoặc tự tính (sa. ''asvabhāva'') và không trường tồn, tức là [[vô thường]] (sa. ''anitya''). Nhưng, nếu chúng vô thường thì chúng đã huỷ diệt ngay khi phát sinh. Chúng sinh thành và hoại diệt trong từng sát-na (sa. ''kṣāṇika'') và không tồn tại theo đúng nghĩa từ "tồn tại". Ta không thể nắm bắt bất cứ một pháp nào, không thể nương tựa vào bất cứ một pháp nào:
 
:बुद्ध इति भगवन्‌ नामधेयमात्रमेतत्‌। बोधिसत्त्व इति भगवन्‌ नामधेयमात्रमेतत्‌। प्रज्ञापारमितेति भगवन्‌ नामधेयमात्रमेतत्‌। तच्च नामधेयमनभिनिर्वृत्तम्‌। यथा आत्मा आत्मेति च भगवन्नुच्यते, अत्यन्ततया च भगवन्ननभिनिर्वृत्त आत्मा। एवमस्वभावानां सर्वधर्माणां कतमत्तद्रूपं यदग्राह्यमनभिनिर्वृत्तम्? कतमे ते वेदनासंज्ञासंस्काराः? कतमत्तद्विज्ञानं यदग्राह्यमनभिनिर्वृत्तम्? एवमेतेषां सर्वधर्माणां या अस्वभावता, सा अनभिनिर्वृत्तिः। या च सर्वधर्माणामनभिनिर्वृत्तिर्न ते धर्माः।
 
:‘Phật-đà’, bạch Thế Tôn, chỉ đơn thuần là một tên gọi (sa. ''nāmadheyamātra''). ‘Bồ Tát’, bạch Thế Tôn, chỉ đơn thuần là một tên gọi. ‘Bát-nhã-ba-la-mật-đa’, bạch Thế Tôn, chỉ là một tên gọi đơn thuần. Và cái được gọi tên này lại là một cái gì đó không được tạo tác (sa. ''anabhinirvṛtta''). Và cũng như trường hợp ngã được gọi là ‘ngã’, bạch Thế Tôn, ngã là một cái gì đó hoàn toàn không được tạo tác. Nếu giờ đây tất cả các pháp đều không có một tự tính thì sắc này là gì — một sắc không thể được nắm bắt và không được tạo tác? Thụ, tưởng và hành là gì? Vậy thức này là gì — một thức không thể được nắm bắt và không được tạo tác? Tự tính (sa. ''svabhāvatā'') của tất cả những pháp này là bản chất không được tạo tác (sa. ''anabhinirvṛtti'') của chúng, và bản chất không được tạo tác của tất cả những pháp này không phải là chư pháp.
Dòng 23:
Những nhà biên tập bộ kinh Bát-nhã này biết rõ là giáo lí [[không tính|tính Không]] bên trên sẽ gây hoang mang. Thế nên kinh khuyên các vị Bồ Tát nên giữ một tâm thức như sau trong lúc hành trì, nhất là khi hành trì pháp quán [[Ngũ uẩn]] theo [[Tứ niệm xứ]] (sa. ''smṛtyupasthāna''):
 
:सचेद्भगवन्‌ एवं भाष्यमाणे एवं देश्यमाने एवमुपदिश्यमाने बोधिसत्त्वस्य महासत्त्वस्य चित्तं नावलीयते न संलीयते न विषीदति न विषादमापद्यते नास्य विपृष्ठीभवति मानंसं न भग्रपृष्ठीभवति नोत्त्रस्यति न संत्रस्यति न संत्रासमापद्यते, एवं वेदितव्यम्—चरत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमितायाम्‌। भावयत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमिताम्‌। उपपरीक्षतेऽयं बोधिसत्त्वः महासत्त्वः प्रज्ञापारमिताम्‌। उपनिध्यायत्ययं बोधिसत्त्वो महासत्त्वः प्रज्ञापारमितामिति। तत्कस्य हेतोः? यस्मिन्‌ हि समये भगवन्‌ बोधिसत्त्वो महासत्त्वः इमान्‌ धर्मान्‌ प्रज्ञापारमितायां व्युपपरीक्षते, तस्मिन्‌ समये न रूपमुपैति, न रूपमुपगच्छति, न रूपस्योत्पादं समनुपश्यति, न रूपस्य निरोधं समनुपश्यति। एवं न वेदनां न संज्ञां न संस्कारान्‌। न विज्ञानमुपैति, न विज्ञानमुपगच्छति, न विज्ञानस्योत्पादं समनुपश्यति, न विज्ञानस्य निरोधं समनुपश्यति।
 
:Bạch Thế Tôn, nếu trong một pháp thoại, một bài giảng dạy như thế này mà tâm của Bồ Tát không chìm đắm, không sụp đổ, không sa sút, không rơi vào trạng thái sa sút, nếu tâm vị này không bị đoạn mạch sống, nếu vị này không bị gãy cột sống, nếu vị này không lo sợ, không run rẩy và không rơi vào tình trạng hoảng sợ run sợ thì ta nên biết: Bồ Tát Ma-ha-tát này tu tập hướng về Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Bồ Tát Ma-ha-tát này phát triển Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Bồ Tát Ma-ha-tát này nghiên cứu Bát-nhã-ba-la-mật-đa, Bồ Tát Ma-ha-tát này thiền quán Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Trong lúc Bồ Tát Ma-ha-tát hướng về Bát-nhã-ba-la-mật-đa quán chiếu các pháp này thì ông ta không nghĩ đến sắc, không tiếp cận sắc, không thấy sự sinh khởi của sắc, không thấy sự hoại diệt của sắc. Và cũng như thế trong trường hợp thụ, tưởng và hành. Ông ta không nghĩ đến thức, không tiếp cận thức, không thấy sự sinh khởi của thức, không thấy sự hoại diệt của thức.