Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Nam Định (1883)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tài liệu tham khảo: Thêm thể loại using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 26:
==Bối cảnh==
[[Tập tin:HenriRiviere1870s.JPG|nhỏ|trái|Henri Rivière (1827–83)]]
Sự can thiệp quân sự của Pháp vào miền bắc Việt Nam là kết quả của các hành động quân sự thiển cận bởi Chỉ huy Henri Rivière, vốn được cử đi ra Hà Nội với một lực lượng quân sự nhỏ cuối năm 1881, để xem xét các phàn nàn từ phía phía Việt Nam về các thương gia Pháp.<ref>Thomazi, ''Conquête'', 140–57</ref> Tuy nhiên, Riviere đã ngang nhiên đi ngược lại các chỉ thị của mình, và đánh thành Hà Nội ngày 25 tháng 4 năm 1882.<ref>Bastard, 152–4; Marolles, 75–92; Nicolas, 249–52</ref> Mặc dù Rivière tiếp đó trao lại thành cho phía Việt Nam quản lý, thì việc ông ta sử dụng vũ lực cũng đã đặt cả Việt Nam và Trung Hoa vào tình trạng báo động.<ref>Eastman, 51–7; Lung Chang, 89–95</ref>
 
Chính quyền Việt Nam, do không thể ngăn chặn Rivière với [[quân đội nhà Nguyễn|quân đội]] yếu kém của mình, phải nhờ đến [[Lưu Vĩnh Phúc]], với đạo [[quân Cờ Đen|quân cờ đen]] thiện chiến và dày dặn của mình, làm thành một cái gai trong mắt người Pháp. Phía Việt Nam cũng nhờ đến sự giúp sức của Trung Hoa, vì Việt Nam vốn là một nước chư hầu truyền thống, nên Trung Hoa cũng đồng ý giúp vũ khí và hỗ trợ cho quân Cờ đen, đồng thời ngấm ngầm chống lại các hoạt động của người Pháp ở miền Bắc Việt. [[Nhà Thanh]] cũng đánh tiếng với người Pháp rằng Trung Hoa sẽ không để Bắc Kỳ rơi vào tay Pháp. Mùa hè năm 1882, quân Thanh từ [[Vân Nam]] và [[Quảng Tây]] vượt biên giới tiến vào Bắc Kỳ, chiếm đóng [[Lạng Sơn]], [[Bắc Ninh]], [[Hưng Hóa (định hướng)|Hưng Hóa]] và nhiều thị trấn khác.<ref>Lung Chang, 90–91; Marolles, 133–44</ref> Bộ trưởng Pháp đặc trách Trung Hoa, Frédéric Bourée, lo ngại về khả năng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc, nên trong tháng 11 và 12 năm 1882, thỏa thuận với quan đại thần nhà Thanh là [[Lý Hồng Chương]] nhằm chia cắt Bắc Kỳ thành các vùng ảnh hưởng của nhà Thanh và Pháp. Cả hai phía tham gia đàm phán đều bị chỉ trích là đã nhượng bộ quá nhiều, và thỏa thuận này tan vỡ. Phía Trung Quốc không thông qua nó, còn tại Pháp, chính phủ mới của [[Jules Ferry]] bác bỏ thỏa thuận này vào tháng 3 năm 1883, và triệu hồi Bourée về nước.<ref>Eastman, 57–65</ref>