Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tranh Hàng Trống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Thêm thể loại using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Ngu ho.gif|nhỏ|Tranh thờ Ngũ Hổ]]
'''Tranh Hàng Trống''' một trong những dòng [[tranh dân gian Việt Nam]] được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của [[Hà Nội]] xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện [[Thọ Xương]], nay thuộc [[hoàn Kiếm|quận Hoàn Kiếm]], Hà Nội. Phố Hàng Trống nằm kề các phố Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Quạt... là nơi chuyên sản xuất cả đồ [[thủ công mỹ nghệ]] nhất là đồ thờ như : tranh thờ, trống, quạt, lọng, cờ... Dòng tranh này hiện nay gần như đã bị mai một hết, chỉ còn lưu giữ trong các [[viện bảo tàng]]. Chính vì vậy, những nghệ nhân vẽ tranh Hàng Trống giảm hẳn. Hiện, chỉ còn duy nhất nghệ nhân [[Lê Đình Nghiên]] còn gắn bó với nghệ thuật tranh Hàng Trống và những nét tinh hoa của dòng tranh này.
 
==Sơ lược==
Dòng 12:
[[Tập tin:Tu binh.JPG|giữa|nhỏ|400px|align=center|''Tứ bình'' - 4 nữ nghệ nhân nhạc dân gian]]
===Cách in ấn và vẽ===
Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa [[in]] nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, cỡn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật ''vờn'' màu.
 
Tranh chỉ có một bản [[đen]] đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng [[mực Tàu]] mài nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi [[giấy]]. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ đã khô thì mới có thể vẽ màu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn thành một bức tranh.