Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Thông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 14:
Sáu năm sau ([[1855]]), ông được triệu ra [[Huế]], năm sau được thăng Hàn lâm viện tu soạn, tham gia soạn sách "Nhân sự kim giám" (''gương vàng soi việc người'').
 
Năm [[1859]], khi [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] xâm chiếm miền Đông [[Nam Kỳ]], ông xin tòng quân và được cử làm tham mưu (coi việc cơ mật) cho tướng [[Tôn Thất Hiệp (định hướng)|Tôn Thất Hiệp]]. Năm [[1861]], [[đại đồn Chí Hòa]] thất thủ, ông được thăng từ Vệ úy lên Chưởng vệ, sung chức Phó đề đốc, để hiệp cùng [[Trương Định]] chống giặc.
 
Năm [[1862]], triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông [[Nam Kỳ]] cho Pháp, ông đến Phước Tuy ([[Bà Rịa]]). Được [[Phan Thanh Giản]] đề cử, ông trở về [[Vĩnh Long]] giữ chức Đốc học từ năm [[1863]] đến [[tháng bảy|tháng 7]] năm [[1864]]. Thời gian này, ông đã cho xây dựng lại [[Văn Thánh Miếu Vĩnh Long]] và đồng thời liên lạc chặt chẽ với các tổ chức chống Pháp. Cùng trong thời gian này, ông cùng các bạn đồng môn đã tổ chức cải táng [[Võ Trường Toản]] từ Chí Hòa về [[Ba Tri]] ([[Bến Tre]]) vì không muốn mộ phần thầy nằm trên đất của đối phương.
Dòng 24:
Năm [[1870]], ông tham gia chấm thi trường [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]], kết thân với [[Phạm Phú Thứ]], [[Nguyễn Tư Giản]], [[Đỗ Đăng Đệ]]...rồi làm Biện lý [[bộ Hình]], Bố chánh [[Quảng Ngãi]]. Ở đây, Nguyễn Thông đã tích cực thi hành những biện pháp để bài trừ nạn tham ô, hà hiếp dân chúng của bọn cường hào ác bá địa phương. Việc làm này của ông đã đụng chạm tới quyền lợi của một số đại thần trong triều, vì vậy không lâu sau ông bị cách chức, tống giam và bị xử trượng, sau nhờ dân chúng kêu oan tới vua, mới được giải tội.
 
Năm [[1873]], ông xin về dưỡng bệnh tại Sơn Trung ([[Bình Thuận]]), kết bạn cùng các thân hào trí thức địa phương, đồng thời thực hiện các hoạt động khai khẩn.
 
Năm [[1874]], triều đình cho phục chức, làm việc trong [[bộ Lễ]] nhưng khi đến Huế, ông lại bị bệnh nên phải cáo về.
Dòng 30:
Năm [[1876]], ông lại được triệu về kinh, giữ chức Tu nghiệp Quốc Tử Giám. Thời gian này ông cùng với các quan trong triều như Bùi Ước, Hoàng Duy Tân khảo duyệt bộ ''[[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]]'', nhân đó soạn ''[[Việt sử cương giám khảo lược]]''.
 
Năm [[1877]], triều đình chấp thuận kế hoạch khai hoang vùng La Ngư, Ba Dầu (Bình Tuy) ngày nay nên cử ông về làm Doanh điền sứ Bình Thuận.
 
Năm [[1878]], bệnh cũ tái phát, ông xin nghỉ dài hạn. Năm 1880, được mật chỉ cùng với các quan địa phương xử vụ nổi dậy của người thiểu số, xử vụ lưu dân từ trong Nam ra. Cũng năm này, ông thành lập ''Đồng Châu xã'' và xây dựng Ngọa Du Sào để có nơi làm thơ, đọc sách.
 
Năm [[1881]], Nguyễn Thông được bổ làm Phó sứ điển nông kiêm đốc học tỉnh Bình Thuận. Năm sau thăng Hồng lô tự khanh. Năm 1883, kinh thành thất thủ, Tự Đức băng hà, ông ra [[Huế]] thọ tang vua.
 
[[Tháng tư|Tháng 4]] năm [[1884]], ''Ngọa Du Sào văn tập'' của ông ra đời. [[Tháng sáu|Tháng 6]] năm đó, ông viết di chúc... Ông mất ngày [[7 tháng 7]] năm [[1884]] (tức ngày [[27 tháng 8]] năm [[Giáp Thân]]), thọ 57 tuổi.