Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Minh Ký”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Nal-Bot (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Thân mẫu mất sớm khi ông mới lên 7 tuổi, nhưng bù lại ông được cha chăm lo giáo dục chu đáo. Từ nhỏ, ông được cha gửi đi học chữ Nho tại trường đạo của [[Trương Vĩnh Ký]]. Sau khi học xong [[Ngũ kinh]] ông chuyển sang học [[tiếng Pháp]]. Do có năng khiếu cùng với sự chuyên cần, ông sớm trở thành một trong những học trò giỏi nhất của trường nên rất được thầy Sĩ Tải quý mến. Và do cảm mến tài đức của thầy nên ông đã thêm chữ ''Kỷ'' (''己'') vào sau tên ''Ngôn'' (''言''), đổi tên thành Trương Minh Ký.
 
Năm 19 tuổi, ông lấy bằng Tài năng thượng hạng (''Brevet supérieur des instituteurs'') tại Trường Khải Tường (sau được gọi là [[Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Chasseloup Laubat]]). Sau khi tốt nghiệp, do thông Hán văn và giỏi Pháp văn, ông được thầy giữ lại để dạy chữ Nho và chữ Tây cho học sinh lớp sau. Ông cũng được Trương Vĩnh Ký giới thiệu làm [[thông ngôn]] cho các quan chức thuộc địa Pháp, đồng thời làm giáo viên của Trường Thông ngôn (''Collège des interprètes''), [[Trường Hậu bổ (Sài Gòn)|Trường Sĩ Hoạn]] (''Collège des administrateurs stagiaires'').
 
Năm 1879, ''“Trương Minh Ký nguyên làm thầy giáo giúp hạng ba, lên hạng nhì, đồng niên năm 1400 quan tiền”''<ref>Bùi Đức Tịnh, ''"Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ Mới"'', NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 1992.</ref>. Với vốn kiến thức rộng, tinh thông nhiều ngôn ngữ, đầu năm 1880, ông được [[Thống đốc Nam Kỳ]] [[Le Myre de Villers]] giao nhiệm vụ đưa 10 học sinh [[Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh|Trường Bổn quốc]], trong đó có [[Nguyễn Trọng Quản]], [[Diệp Văn Cương]] sang du học bậc Cao đẳng ở [[Algiers|Alger]].
Dòng 20:
Năm 1889, ông được cử làm thông ngôn cho phái đoàn triều đình Huế đi sứ sang Pháp tham dự Hội Đấu xảo tại Paris. Trong chuyến đi này, ngày [[3 tháng 7]] năm 1889, ông được Huỳnh Quốc công Miên Triệu đặt cho biệt hiệu '''Thế Tải''' (''世載''). Khi về nước, ông được triều đình [[Thành Thái]] ân thưởng Kim khánh trung hạng cùng với cặp cống sa màu lục và màu hồng. Nhà nước Pháp phong thưởng cho ông tước Hàn lâm viện cùng một số tiền lớn.
 
Sau khi về nước, ông vẫn tiếp tục công việc viết báo, sáng tác và làm thông sự ở ty Phiên dịch Nam Kỳ từ năm 1890 đến ngày tạ thế.
 
Ông ngã bệnh và mất đột ngột ngày 17 tháng Bảy năm [[Canh Tý]] (tức ngày [[11 tháng 8]] năm [[1900]], khi mới 45 tuổi. Mộ ông được táng bên cạnh mộ vợ ở phía sau Trương Gia Từ (nhà thờ gia tộc họ Trương) (ngày nay nằm trong khuôn viên của nhà dân tại số 163/25 E, đường Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận [[Gò Vấp]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]]).