Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Tiến Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Pakon111 (thảo luận | đóng góp)
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: <references /> → {{tham khảo}}
Dòng 4:
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng sinh năm 1935 tại [[Thanh Hóa]] trong một gia đình có truyền thống [[Thiên Chúa giáo]]. Gia đình ông đã từng sống qua thời [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam|Cải cách ruộng đất tại miền Bắc]]. Ông là con trai của Chánh Phi - một nhân vật nổi tiếng của [[Nga Sơn]]. Hiện nay ngôi nhà gốc của ông là Trụ sở của Ủy ban nhân dân xã Nga Điền.
 
Năm 1957, ông qua [[Hoa Kỳ]] và theo học ngành kinh tế tại [[Đại Học Virginia]] từ năm 1958 và tốt nghiệp [[tiến sĩ]] năm 1965 <ref>Theo [http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/index.htm Virtual Vietnam Archives] có một tài liệu về tiểu sử Nguyễn Tiến Hưng (Item #2361105060, Box #: 11, Folder #: 05). Tài liệu cho biết ông sinh 1935, lấy bằng [[Thạc sĩ|Cao học]] (Masters) 1960, [[Tiến sĩ]] (Ph.D.) 1965.</ref>. Sau đó ông làm phụ giảng tại vài trường đại học tại Hoa Kỳ. Từ 1966 đến 1970, ông là chuyên gia kinh tế của [[Quỹ Tiền tệ Quốc tế|Quỹ tiền tệ quốc tế]].
 
Sau khi về nước, ông nắm giữ những chức vụ quản lý kinh tế quan trọng thuộc chế độ [[Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam|Ðệ nhị Cộng hòa]]: Phụ tá Tổng thống về Tái thiết (1971-1973); Tổng trưởng Kế hoạch và phát triển (1973-1975).
 
Năm 1972, ông đề nghị sáng kiến hòa bình “Nam-Bắc Hiệp Thương” với một mô hình thương mại giống như giữa Đông và Tây [[Đức]] lúc đó, giúp hai miền Việt Nam hòa giải bằng cách hiệp thương với nhau để dần dần tiến tới thống nhất trong hòa bình và được báo [[The Washington Post|Washington Post]] dành cả một trang để đăng lại đề nghị này vào ngày 29 tháng 9 năm 1972 <ref name=nguoiviet>[http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=22291&z=80 Những câu hỏi đáp với Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng trên mạng] với độc giả báo Người Việt, 2005</ref><ref>Xem "A Note on North-South Trade: A Possible Economic Approach to the Viet-Nam Conflict" by Nguyen Tien Hung in ''Asian Survey'', Vol. 11, No. 4, Viet-Nam's Postwar Development: A Symposium (Apr., 1971), pp. 385-386</ref>.
 
Ngày 14 tháng 4 năm 1975, Tổng thống [[Nguyễn Văn Thiệu]] phái ông cùng Ngoại trưởng [[Vương Văn Bắc]] và Ðại sứ [[Trần Kim Phượng]] đi Mỹ cầu viện lần cuối cùng. Nhưng do tình hình quân sự biến chuyển, suy sụp quá mau chóng, cuộc vận động không thành nên sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa tan rã, ông đã ở lại Mỹ và góp phần vận động để giúp người Việt tị nạn được nhận định cư vào Mỹ.
 
Trong thập niên 1990, ông làm cố vấn cho [[Quỹ Tiền tệ Quốc tế|Quỹ tiền tệ quốc tế]] (IMF) và [[Ngân hàng Thế giới]] (WB) về nhiều dự án chuyển đổi kinh tế và xóa đói giảm nghèo, trong đó có dự án ''Ngân hàng Lưu động - Bank on Wheels'' giúp đỡ nông dân nghèo trên các miền đồi núi tại [[Việt Nam]] sau [[Đổi mới]] <ref name=nguoiviet />.
 
Hiện nay, ông là Giáo sư bộ môn [[kinh tế học]] tại [[Đại học Howard]] tại thủ đô [[Washington, D.C.|Washington D.C.]] của Hoa Kỳ.
 
Ngoài sách viết về lịch sử-chính trị Việt Nam, ông còn viết vài tác phẩm về kinh tế.
 
== Khảo cứu về lịch sử Việt Nam ==
Là người nắm hồ sơ, văn thư mật liên quan đến cam kết giữa hai tổng thống Mỹ-Việt, tác giả đã công bố những hồ sơ nầy để minh chứng sự phản bội của Hoa Kỳ (qua những nhân sự cầm quyền) đối với “đồng minh” Nam Việt Nam, dẫn tới kết thúc của [[Việt Nam Cộng hòa|Việt Nam Cộng hoà]] qua [[sự kiện 30 tháng 4 năm 1975|biến cố 1975]].
 
Năm 1986, ông cùng với ông Jerrold L. Schecter (cựu chủ biên ngoại giao [[Time (tạp chí)|Tuần báo Time]] và nguyên Phụ tá Giám đốc Báo chí [[Nhà Trắng]], và Phát ngôn viên của [[Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ]]) viết và xuất bản cuốn ''The Palace File'' do Harper & Row Publishers phát hành, và sau đó được [[Cung Tiến|Cung Thúc Tiến]] và Nguyễn Cao Đàm dịch ra tiếng Việt thành ''Hồ sơ mật [[Hội trường Thống Nhất|Dinh Độc Lập]]'' <ref>Riêng tại Việt Nam, sách được dịch lại (?) và do nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 1990 với tựa đề ''Từ tòa Bạch ốc đến Dinh Độc Lập'', và NXB Công An Nhân Dân năm 2003 với tựa đề ''Hồ sơ mật Dinh Độc Lập''. Không rõ người dịch.</ref>, đã được dư luận chính giới và báo chí quốc tế lúc đó chú trọng đến và khen ngợi giá trị cuốn sách. [[Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ|Ngoại trưởng Hoa Kỳ]] lúc đó là [[George P. Shultz|George Schultz]] (thời tổng thống [[Ronald Reagan]]) và tờ báo uy tín [[The New York Times|New York Times]] đưa cuốn này vào danh sách các tài liệu mà chính giới và ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ cần phải đọc <ref>{{chú thích báo
Dòng 33:
 
== Chú thích ==
{{tham khảo}}
<references />
 
== Liên kết ngoài ==
Dòng 43:
* [[Phan Nhật Nam]], [http://nghiathuc.com/QuangNgaiNghiaThuc/nfblog/?p=673#more-673 Đồng minh "không" tháo chạy], 2005.
* [http://www.youtube.com/watch?v=mk4SARkUCtc Ra Mắt Sách TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU, ngày 12.6.2010 tại Houston]
 
[[Thể loại:Sinh 1935]]
[[Thể loại:Người Mỹ gốc Việt]]