Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: Thêm thể loại [VIP]
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 35:
 
== Tóm tắt nội dung ==
Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị gồm 6 phần, 53 điều có hiệu lực ngày 23 tháng 03 năm 1976.<ref name=cong_uoc /> Lời mở đầu khẳng định chân lý bất di bất dịch rằng việc công nhận những phẩm giá vốn có và quyền bình đẳng của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hòa bình trên thế giới. Do đó, về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quy định:<ref name=cong_uoc/>
 
'''Phần I''' (Điều 1) công nhận [[quyền tự quyết]] của mọi dân tộc, bao gồm quyền được "tự do định đoạt thể chế chính trị và theo đuổi đường hướng phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá" trong điều kiện thực tế của mình.<ref>Công ước, Điều 1.1.</ref> Công nhận rằng quyền sinh kế của một dân tộc không bao giờ bị tước bỏ. Để đạt được mục tiêu này, các dân tộc có quyền tự do sử dụng các nguồn lợi thiên nhiên của mình, miễn là không vi phạm những nghĩa vụ phát sinh từ sự hợp tác quốc tế về kinh tế, đặt căn bản trên quyền lợi hỗ tương và luật pháp quốc tế.<ref>Công ước, Điều 1.2.</ref> Các quốc gia hội viên ký kết Công Ước này, kể cả những quốc gia có trách nhiệm bảo hộ hay giám hộ các lãnh thổ khác, phải tôn trọng và xúc tiến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết chiếu theo các điều khoản của [[Hiến chương Liên Hiệp Quốc]].<ref>Công ước, Điều 1.3.</ref>
 
'''Phần II''' (Điều 2 - 5) yêu cầu các bên thực hiện các bước cần thiết để hiện thực hóa các quyền được công nhận trong Công ước, đồng thời trừng phạt và sửa chữa bất kỳ vi phạm nào trong quá khứ và hiện tại.<ref>Công ước, Điều 2.2 và 2.3.</ref> Nó yêu cầu các bên cam kết tôn trọng và bảo đảm thực thi những quyền được thừa nhận trong Công Ước cho "tất cả mọi người sống trong lãnh thổ và thuộc thẩm quyền quốc gia, không phân biệt chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc quốc gia hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác."<ref>Công ước, Điều 2.1.</ref> và nhấn mạnh nam nữ được hưởng các quyền về dân sự và chính trị nêu trong Công ước một cách bình đẳng.<ref name=Art3>Công ước, Điều 3.</ref> Những quyền này "chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp khẩn cấp đe dọa đến sự tồn vong của một quốc gia,"<ref name=Art4.1>Công ước, Điều 4.1.</ref>, và ngay cả trong trường hợp đó cũng không tha thứ bất kỳ hành vi nào xâm phạm các quyền được sống, quyền không bị [[tra tấn]] và bị bắt làm [[nô lệ]], quyền miễn trừ [[Luật hồi tố|hồi tố]], quyền được giữ nguyên chính kiến, quyền [[tự do tư tưởng]] - [[Tự do lương tâm|lương tâm]] và [[tự do tín ngưỡng|tôn giáo]].<ref name=Art4.2>Công ước, Điều 4.2.</ref>
 
'''Phần III''' (Điều 6 - 27) liệt kê các quyền được Công ước bảo hộ, bao gồm các quyền sau:
Dòng 52:
Nhiều trong số các quyền trên yêu cầu một số điều cụ thể mà các quốc gia hội viên phải thực hiện.
 
'''Phần IV''' (Điều 28 - 45) quy định các nguyên tắc thành lập và hoạt động của [[Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc|Ủy ban Nhân quyền]] cùng các công việc giám sát và báo cáo. Đồng thời, nó cũng yêu cầu các quốc gia thừa nhận năng lực của Ủy ban trong giải quyết mâu thuẫn giữa các nước liên quan đến việc thực thi Công ước. (Điều 41 và 42).
 
'''Phần V''' (Điều 46 - 47) giải thích rằng Công ước sẽ không bị diễn giải theo cách can thiệp vào hoạt động của Liên Hiệp Quốc hoặc "quyền của mọi dân tộc được thụ hưởng và sử dụng một cách tự do và đầy đủ các nguồn tài nguyên của họ."<ref>Công ước, Điều 47.</ref>