Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yelizaveta của Nga”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 48:
 
== Bảy năm chinh chiến ==
Một sự kiện quan trọng cuối triều Elizaveta chính là cuộc [[chiến tranh Bảy năm]]. Chính phủ Nga hoàng xem [[Thỏa thuận Westminster|Hiệp định Westminster]] (vào ngày [[16 tháng 1]] năm [[1756]], theo đó [[Đế quốc Anh]] và [[Vương quốc Phổ]] sẵn sàng cùng nhau bảo vệ đất [[Đức]] thoát khỏi bất cứ 1 tên ngoại bang xâm lược nào) đã hoàn toàn phá vỡ những thỏa thuận trước đó giữa Đế quốc Nga và Anh. Do đó, bà tham gia liên minh chống nước [[Vương quốc Phổ|Phổ]] - [[Brandenburg]], và bà cũng căm ghét vua nước này là [[Friedrich II của Phổ|Friedrich II Đại Đế]].<ref name="Russian Tsars' trang 107">''Russian Tsars'' của Boris Antonov, trang 107.</ref> Bà muốn đánh đổ Đế chế Phổ thành một tiểu quốc, để vua Friedrich II không gây mối đe dọa gì cho Đế quốc Nga. Với Hiệp định, liên minh giữa Nữ hoàng Nga, Nữ hoàng Áo và vua Pháp được thành lập để chống lại vua nước Phổ.
 
Vào ngày [[17 tháng 5]] năm, 85.000 quân tinh nhuệ Nga tiến đánh [[Kaliningrad|Königsberg]].<ref>''The Evolution of Russia'' by Otto Hoetzsch</ref> Vào ngày [[30 tháng 8]] năm 1757, Quân đội Nga của [[Nguyên soái]] [[Stepan Fedorovich Apraksin]] đánh tan tác một toán quân Phổ nhỏ trong [[trận Gross-Jägersdorf]]. Tuy nhiên, do hệ thống tiếp viện tồi tệ của Quân đội Nga<ref>Stewart P. Oakley, ''War and peace in the Baltic, 1560-1790'', trang 141</ref>, S. F. Apraksin rút lui và Nữ hoàng đã mang ông ra Tòa án Quân sự. Bà cũng cách chức Thủ tướng Nga Bestuzhev do ông ta toan tính lật đổ người thừa kế ngai vàng Nga - Đại Công tước Peter.<ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 7</ref><ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 11</ref> Vào năm [[1758]], Nữ hoàng Nga quyết định phát động một chiến dịch khác: Tướng [[William Fermor]] mang 90.000 quân đánh Phổ, nhưng bị vua Friedrich II Đại Đế đánh bại, phải rút về.<ref>Thomas Willcocks, ''History of Russia, from the foundation of the empire, by Rurik, to the present time'', trang 397</ref>