Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Dương Lịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 4:
Ông sinh năm Cảnh Hưng thứ 18 ([[Đinh Sửu]], [[1757]]) tại thôn Yên Hội, xã Yên Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, tỉnh [[Nghệ An]] (nay là xã Tùng Ảnh, huyện [[Đức Thọ]], tỉnh [[Hà Tĩnh]]).
 
Họ Bùi của ông vốn là một dòng họ có nhiều người đỗ đạt làm quan, lại có tiếng văn chương ở thôn Yên Hội. Cha ông là Bùi Quốc Toại, đỗ Hương cống (về sau đổi là [[Cử nhân (định hướng)|Cử nhân]]), từng làm Tri phủ Thiệu Thiên ([[Thanh Hóa]]) thời [[Nhà Hậu Lê|Hậu Lê]].
 
Thuở nhỏ, Bùi Dương Lịch học ở nhà với cha. Năm [[1774]], ông đỗ Hương cống lúc 17 tuổi. Sau đó, ông ra [[Thăng Long]] vừa dạy tư vừa tập luyện văn bài ở [[Văn Miếu - Quốc Tử Giám|Quốc Tử Giám]], dần nổi tiếng là người hay chữ.
 
Năm [[1786]], ông được bổ làm Huấn đạo phủ Lý Nhân, nhưng vì có tang cha nên từ chối. Khi hết tang, ông lại ra Thăng Long học tiếp.
 
Lúc này cục diện đất nước hết sức rối ren. Kể từ [[tháng mười|tháng 10]] năm [[1872]], [[nạn kiêu binh]] thực sự trở thành quốc nạn. Đến giữa năm [[1786]], sau khi [[nhà Tây Sơn|phong trào Tây Sơn]] làm chủ [[Đàng Trong]] đã nhanh chóng tiến ra [[Đàng Ngoài]] tiêu diệt phe [[chúa Trịnh]]. Nhưng sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, việc tranh chấp quyền hành giữa vua Lê và chúa Trịnh lại diễn ra quyết liệt. Triều đình [[nhà Hậu Lê]] bèn xuống chiếu cầu người tài giỏi, Bùi Dương Lịch nhân đó được tiến cử <ref>''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 34) ghi người tiến cử ông Lịch là Võ Quì.</ref> và được vua Lê Chiêu Thống cho làm Nội hàn viện cung phụng sứ ngoại lang (chỉ là một chức quan văn nhỏ ở gần vua, để vua tiện hỏi han)<ref>Theo Nguyễn Thị Thảo - Bạch Hào, sách ở mục tham khảo, tr. 647.</ref>. Ngoài việc làm này, ông còn lãnh nhiệm vụ đến nhà riêng của Điền quận công Lê Duy Lựu (em ruột vua) để giảng giải kinh sách. Sau đó, ông được chuyển làm một vài công việc khác, rồi được quản lĩnh đội quân Hậu Thắng <ref>''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 34) chép hơi khác như sau: Được Võ Quì tiến cử, ông được vua ban chức thị nội văn chức, đi chiêu dụ 2 phủ là Đức Quang và Hà Hoa. Xong ông lại đi đánh dẹp có công, được thăng Viên ngoại lang kiêm Giám thủ điện trung phù bảo, cai quản quân Hậu Đằng và được ban thái ấp.</ref>.
Dòng 16:
[[Tháng mười|Tháng 10]] năm [[Mậu Thân]] ([[1788]]), hàng vạn quân [[Nhà Thanh|Thanh]] do tướng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đưa vua Lê về lại Thăng Long. [[Tháng giêng|Tháng Giêng]] năm [[Kỷ Dậu]] ([[1789]]), vua [[nhà Tây Sơn]] là [[Nguyễn Huệ|Quang Trung]] (Nguyễn Huệ) kéo quân ra Bắc Hà, đánh tan cả đội quân ấy, khiến nhà vua phải chạy sang [[Trung Quốc]]. Theo ''Bùi gia phả'', thì lúc bấy giờ Bùi Dương Lịch chạy lên [[Lạng Sơn]] để theo vua, nhưng đi được mấy dặm đường thì bị chặn lại, nên đành rẽ sang [[Thái Nguyên]] rồi quay về [[Thăng Long]]<ref>Dẫn lại theo Nguyễn Thị Thảo- Bạch Hào, sách ở mục tham khảo, tr. 647.</ref>.
 
Theo ''Ốc lậu thoại'' do ông viết, thì năm [[Canh Tuất]] ([[1790]]), ông được vua Quang Trung gọi vào [[Cố đô Huế|Phú Xuân]] <ref>Theo sách ''Tây Sơn thuật lược'' của một tác giả đương thời, thì lúc này Bùi Dương Lịch được triệu ra, dường như theo lời giới thiệu của [[Ngô Thì Nhậm]].</ref>, nhưng đã từ chối, lấy cớ phải ở nhà nuôi dưỡng mẹ già.
 
Năm [[1791]], vua Quang Trung lại một lần nữa mời ông ra giúp việc biên soạn và dịch thuật ở Viện Sùng chính (Viện trưởng là La Sơn phu tử [[Nguyễn Thiếp]]), và ông đã nhận lời. Công việc học thuật mà ông tham gia đang phát triển thuận lợi, thì vua Quang Trung mất ([[tháng chín|tháng 9]] năm [[1792]]). Sau đó, ông trở về quê dạy học vì Viện Sùng chính ngừng hoạt động <ref>Theo Nguyễn Thị Thảo - Bạch Hào, sách ở mục tham khảo (tr. 648).</ref>.
 
Năm [[1802]], nhà Tây Sơn sụp đổ, vua [[Gia Long]] lên ngôi mở đầu triều đại [[nhà Nguyễn]], Bùi Dương Lịch lại được triệu ra. Khẩn khoản chối từ không được, ông phải nhận chức Đốc học [[Nghệ An]] ([[1805]]), rồi làm Phó Đốc học Quốc Tử Giám ở [[Huế]] ([[1812]]), nhưng chỉ được một năm thì xin cáo về ([[1813]]), tiếp tục sống với nghề dạy học tư và soạn sách cho đến khi mất ([[Mậu Tý]], [[1828]]). Năm ấy, ông 71 tuổi.
 
Nhớ ơn thầy, những người học trò cũ đã dựng một ngôi nhà thờ ông trên khu đất vườn của ông, hiện tọa lạc tại xã Tùng Ảnh.