Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Gia Hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 4:
'''Trương Gia Hội''' là người làng Tân Phước, huyện Bình Dương <ref>Đây không phải là tỉnh Bình Dương hiện nay. Khoảng năm [[1790]], huyện Bình Dương là một đơn vị hành chánh cấp tổng. Năm [[1808]], nó trở thành một huyện trong bốn huyện của phủ Tân Bình. Theo [[Nguyễn Đình Đầu]], thì [[Thành phố Hồ Chí Minh]] nằm trên gần khắp huyện Bình Dương và huyện Tân Long hồi ấy (Xem [[Nguyễn Đình Đầu]], ''Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh'' [Tập I], NXB TP. HCM, 1987, tr. 196).</ref>, tỉnh [[Gia Định]]. Cha ông là Trương Thừa Huy, đời [[Gia Long]] làm đến chức Thiêm sự phủ Thiêm sự, sau vì phạm lỗi bị cách, rồi lại khởi phục làm Chủ sự.
 
Năm [[Tự Đức]] thứ 2 ([[1849]]), Trương Gia Hội đỗ [[cử nhân (định hướng)|cử nhân]] cùng khoa với [[Nguyễn Thông]] và [[Phan Văn Trị]], được bổ làm Huấn đạo Long Thành, rồi lần lượt làm Tri huyện [[Trà Vinh]] và Tri phủ Hoằng Trị ([[Bến Tre]]).
 
Năm [[1867]], quân [[đế quốc thực dân Pháp|thực dân Pháp]] chiếm nốt ba tỉnh miền Tây [[Nam Kỳ]], ông cùng [[Nguyễn Thông]] và một bạn hữu khác “tỵ địa” <ref>Tỵ địa là trào lưu bất hợp tác với quân Pháp của tầng lớp quan lại, nho sĩ và những người yêu nước ở [[Nam Kỳ]]. Họ lánh khỏi các vùng bị quân Pháp chiếm đóng.</ref> ra [[Bình Thuận]], rồi nhận lệnh trở vào Nam lo việc tiếp tế cho nghĩa quân đang chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài <ref name="ReferenceA">''Từ điển nhân vật lịch Việt Nam'', tr. 922.</ref>. Về sau, khi triều đình ra lệnh bãi binh, ông được cử làm Tri phủ huyện Hàm Thuận thuộc [[Bình Thuận]].