Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vyacheslav Mikhailovich Molotov”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
 
==Buổi đầu sự nghiệp==
Năm 1916, Molotov trở thành thành viên uỷ ban Đảng Bolshevik tại [[Sankt-Peterburg|Petrograd]]. Khi cuộc [[Cách mạng Tháng Hai|Cách mạng tháng 2]] diễn ra vào tháng 2 năm 1917, ông là một trong số ít người Bolshevik đứng nổi lên ở thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của ông tờ ''[[Pravda]]'' chuyển sang lập trường "cánh tả" đối lập với Chính phủ Lâm thời được hình thành sau cuộc cách mạng. Vì thế, khi Stalin quay trở lại thủ đô, ông đã đảo ngược quan điểm của Molotov. Tuy nhiên, khi nhà lãnh đạo đảng, [[Vladimir Ilyich Lenin|Vladimir Lenin]], tới nơi, ông giành quyền của Stalin. Dù có điều này, Molotov đã trở thành một người được bảo hộ và đồng minh thân cận của Stalin, một liên minh không chỉ mang lại cho ông vinh quang sau này, hà hầu như chắc chắn là cả mạng sống của ông; Molotov là người duy nhất trong số bốn nhà lãnh đạo phái [[Old Bolshevik]] còn sống sót sau cuộc Đại thanh trừng. Ba người kia là [[Mikhail Kalinin|Kalinin]] (mất năm 1946), [[Alexandra Kollontai]] (mất năm 1952) và chính Stalin (mất năm1953). Molotov trở thành một thành viên của [[Xô viết Petrograd|Uỷ ban Quân sự Cách mạng]] đề ra kế hoạch cho cuộc [[Cách mạng Tháng Mười|Cách mạng tháng 10]] (đưa những người Bolshevik lên nắm quyền lực).
 
Năm 1918, Molotov được gửi tới [[Ukraina]] để tham gia vào cuộc [[Nội chiến Nga|nội chiến]] khi ấy đang bùng phát. Bởi ông không phải là một nhân vật quân sự, Molotov không tham gia vào việc chiến đấu. Năm 1920, ông trở thành thư ký Uỷ ban Trung ương Đảng Bolshevik Ukraina. Lenin đã gọi ông trở về Moscow năm 1921, đưa ông vào làm thành viên đầy đủ bên trong [[Uỷ ban Trung ương]] và [[Orgburo]], và giao ông trách nhiệm thư ký của đảng. Năm 1922, Stalin trở thành Tổng thư ký Đảng Bolshevik với Molotov trên thực tế là thư ký "thứ hai". Dưới sự bảo trợ của Stalin, Molotov trở thành một thành viên [[Bộ Chính trị (định hướng)|Bộ chính trị]] năm 1926.
 
Trong cuộc tranh giành quyền lực sau cái chết của Lenin năm 1924, Molotov vẫn là một người ủng hộ trung thành của Stalin chống lại nhiều đối thủ của ông ta: đầu tiên là [[Lev Davidovich Trotsky|Lev Trotsky]], sau đó là [[Lev Kamenev]] và [[Grigory Zinoviev]] và cuối cùng là [[Nikolai Ivanovich Bukharin|Nikolai Bukharin]]. Ông trở thành nhân vật lãnh đạo trong "Trung tâm Stalinist" của đảng, cũng bao gồm [[Kliment Yefremovich Voroshilov|Kliment Voroshilov]], [[Lazar Kaganovich]], [[Grigoriy Ordzhonikidze|Sergo Ordzhonikidze]] và [[Sergei Kirov]]. Trotsky và những người ủng hộ ông đã đánh giá thấp Molotov như nhiều người khác cũng từng sai lầm như vậy. Trotsky đã gọi ông là "nhân vật xoàng xĩnh", trong khi chính Molotov lại làm ra vẻ thông thái rởm khi khiển trách các đồng chí gọi ông là 'Mông Đá' bằng cách nói rằng Lenin thực tế đã gọi ông là 'Mông Sắt'.<ref>Kerhsaw, Ian (quoted in) ''Fateful Choices: Ten Decisions That Changed the World, 1940-1941'', New York: The Penguin Press, 2007 page 243.</ref> Tuy nhiên, cái vẻ ngoài đần độn che giấu một đầu óc sâu sắc và một tài năng hành chính to lớn. Ông chủ yếu hoạt động phía sau và tạo dựng hình ảnh như một quan chức vô vị - ví dụ, ông là lãnh đạo Bolshevik duy nhất luôn mặc một kiểu bộ đồ và ca vát (kiểu cách học được từ Lenin này đã thay đổi ở những năm sau đó).
Dòng 21:
==Thủ tướng==
[[Tập tin:Great Purge Stalin Voroshilov Kaganovich Zhdanov Molotov .jpg|nhỏ|Một danh sách từ cuộc Đại thanh trừng được ký bởi Molotov, Stalin, Voroshilov, Kaganovich và Zhdanov]]
Khi đồng minh của Bukharin, [[Alexei Rykov]], bị loại khỏi chức Chủ tịch [[Hội đồng Dân uỷ Nhân dân]] (tương đương [[thủ tướng]]) vào tháng 12 năm 1930, Molotov lên kế vị.
 
Ở chức vụ này, ông giám sát chương trình [[Tập thể hoá ở Liên xô|Tập thể hoá nông nghiệp]] của chế độ Stalin. Molotov đã thực hiện sách lược của Stalin bằng cách sử dụng một sự phối hợp vũ lực và tuyên truyền để đàn áp sự kháng cự của người nông dân với tập thể hoá, gồm cả việc trục xuất hàng triệu người ''[[kulak]]'' (nông dân có tài sản) tới các [[trại lao động]]. Một số lượng lớn người bị trục xuất đã chết vì làm việc quá sức. Ông đã ký ''"[[Law of Spikelets]]"'' và đích thân lãnh đạo Uỷ ban Đặc biệt về Vận tải Ngũ cốc tại [[Ukraina]], chiếm lấy số lượng được thông báo lên tới 4.2 triệu tấn ngũ cốc từ những người nông dân, trong một [[nạn đói]] ở mức độ rộng lớn (được biết tới ở Ukraina là [[Holodomor]]). Các nhà sử học hiện nay ước tình rằng từ 7 tới 11 triệu người đã chết, hoặc bởi đói khát hoặc trong các trại lao động, trong quá trình tập thể hoá. Molotov cũng giám sát việc thực hiện [[Kế hoạch năm năm]] lần thứ nhất để công nghiệp hoá nhanh chóng.
 
[[Sergei Kirov]] bí thư thành ủy Leningrad đã bị một người có tình cảm với những người đối lập ám sát năm 1934. Hiện một số nhà sử học (đáng chú ý là [[Edvard Radzinsky]] trong cuốn 'Stalin' của ông) tin rằng do Stalin ra lệnh, gây ra một cuộc khủng hoảng thứ hai, cuộc [[Đại thanh trừng]]. <!--Cuộc đại thanh trừng diễn ra trong suốt năm 1935 và 1936 và lên tới đỉnh điểm năm 1937-38 với những [[Vụ xử án Moscow]], trong đó hầu hết các nhà lãnh đạo Bolshevik thời trước Stalin đều bị kết án hay bị quàng những cái án tưởng tượng{{Fact|date=November 2008}} về [[phản bội]] và [[gián điệp]], và hàng triệu người Nga khác đã bị trục xuất tới các trại lao động{{Fact|date=November 2008}}-->. Dù cuộc Đại thanh trừng được tiến hành bởi các lãnh đạo cảnh sát mật của Stalin là [[Genrikh Yagoda]], [[Nikolai Yezhov]] và [[Lavrentiy Pavlovich Beriya|Lavrenty Beria]], Molotov cũng tham gia tích cực vào quá trình. Stalin thường yêu cầu ông và các thành viên khác của bộ chính trị ký các lệnh tử hình các nạn nhân nổi tiếng của cuộc thanh trừng, và Molotov luôn tuân lệnh mà không bao giờ có câu hỏi nào.<ref>{{chú thích sách|author=Simon Montefiore|title=Stalin: The Court of the Red Tsar|place=N.Y.|publisher=Knopf|năm=2004}}</ref> Không có bằng chứng về việc Molotov tìm cách làm giảm nhẹ các cuộc thanh trừng hay thậm chí cứu các cá nhân, như một số lãnh đạo Xô viết khác từng làm. Trong cuộc [[Đại thanh trừng]], ông đã đích thân thông qua các danh sách tài liệu 372 vụ hành quyết, nhiều hơn bất kỳ người nào khác, kể cả Stalin<ref>http://stalin.memo.ru/images/intro1.htm</ref>
Dòng 34:
[[Tập tin:MolotovRibbentropStalin.jpg|200px|phải|nhỏ|Molotov ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Xô-Đức; phía sau ông là Ribbentrop và Stalin.]]
[[Tập tin:Bundesarchiv Bild 183-1984-1206-523, Berlin, Verabschiedung Molotows.jpg|200px|phải|nhỏ|Phái bộ tới [[Đức Quốc Xã]] tháng 11 năm 1940]]
Năm 1939, sau [[Thỏa thuận Munich]] và cuộc xâm lược [[Tiệp Khắc]] sau đó của Hitler năm 1938, Stalin tin rằng Anh và Pháp không phải là các đồng minh đáng tin cậy để chống lại sự mở rộng của Đức vì thế thay vào đó ông tìm kiếm sự hoà giải với Đức. Tháng 5 năm 1939, Bộ trưởng ngoại giao [[Maxim Litvinov]] (người gốc [[Do Thái]], và cũng bị coi là có tình cảm ủng hộ phương Tây) bị bãi chức, và Molotov được chỉ định thay thế ông ta. Molotov vẫn giữ chức lãnh đạo Hội đồng bộ trưởng Sovnarkom cho tới tháng 5 năm 1941, khi Stalin nhận chức lãnh đạo chính thức của Chính phủ Liên xô.
 
Ban đầu, Hitler từ chối các đề xuất ngoại giao của Liên xô với ngụ ý về tham vọng một hiệp ước của Stalin, nhưng vào đầu tháng 8, ông cho phép Bộ trưởng ngoại giao [[Joachim von Ribbentrop]] bắt đầu các cuộc đàm phán nghiêm túc. Một thỏa thuận thương mại được ký kết ngày 18 tháng 8 và vào ngày 22 tháng 8, Ribbentrop bay sang [[Moskva]] để ký một hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau chính thức. Dù được gọi là [[Hiệp ước Xô-Đức|Hiệp ước Molotov-Ribbentrop]], Molotov và Ribbentrop chỉ đóng vai trò nhân vật thừa hành cho hai ông chủ, Stalin và Hitler. Phần quan trọng nhất của hiệp ước là một thỏa thuận bí mật, quy định việc phân chia [[Ba Lan]], [[Phần Lan]] và [[các quốc gia vùng Baltic]] giữa Phát xít Đức và Liên xô và về việc Liên xô sáp nhập [[Bessarabia]] (khi ấy là một phần của [[Romania]], hiện là [[Moldova]]). Thoả thuận này bật đèn xanh cho Đức xâm lược Ba Lan, cuộc xâm lược bắt đầu ngày 1 tháng 9.
Dòng 43:
Hiệp ước Molotov-Ribbentrop điều phối quan hệ Xô-Đức cho tới tháng 6 năm 1941 khi Hitler, sau khi đã chiếm [[Pháp]] và trung lập hoá [[Anh]], quay sang phía đông và tấn công [[Liên Xô|Liên bang Xô viết]]. Molotov cũng chịu trách nhiệm thông báo với người dân Liên xô về vụ tấn công, khi ông thông báo chiến tranh, thay cho Joseph Stalin. [http://historicalresources.org/2008/08/26/molotov-reaction-to-german-invasion-of-1941 Bài phát biểu] của ông, được phát sóng trên đài ngày [[22 tháng 6]], đóng một vai trò ở Nga tương tự như những bài phát biểu của [[Winston Churchill]] ở Anh, và [[:ru:Наше дело правое, враг будет разбит, победа будет за нами|để lại dấu ấn]] trên văn hoá Nga.
 
Sau cuộc xâm lược, Molotov đã thực hiện những cuộc đàm phán khẩn cấp với Anh và, sau này, với [[Hoa Kỳ]] về các liên minh thời chiến. Trên chiếc máy bay ném bom [[Petlyakov Pe-8|Pe-8]] ông đã vượt qua mặt trận tới [[Luân Đôn|London]] và [[Washington, D.C.|Washington]] tháng 5 năm 1942. Chiếc máy bay bay qua các vùng đất bị Đức chiếm đóng, nơi AAA và [[Không quân Đức|Luftwaffe]] thường xuyên tuần tra, khó khăn và nguy hiểm tới mức, phi công của Molotov, [[Endel Puusepp]], đã được phong [[Anh hùng Liên xô]] vì đã thực hiện nó. Ngay khi tới nơi Molotov đã ký [[Hiệp ước Liên minh Anh-Xô]] và cũng có được sự đồng thuận của [[Franklin D. Roosevelt]] và [[Winston Churchill]] về việc tạo lập một ''"mặt trận thứ hai"'' ở châu Âu.
 
Molotov đã tháp tùng Stalin tới [[Hội nghị Teheran]] năm 1943, [[Hội nghị Yalta]] năm 1945 và [[Hội nghị Potsdam]], sau khi Phát xít Đức đã thất bại. Ông đại diện cho [[Liên Xô|Liên xô]] tại [[Hội nghị San Francisco]], tạo lập [[Liên Hiệp Quốc|Liên hiệp quốc]]. Thậm chí trong giai đoạn liên minh thời chiến, Molotov được biết tới là một nhà đàm phán cứng rắn và kiên quyết bảo vệ các quyền lợi của Liên xô. Trong việc này ông đã thực hiện được những mong muốn của Stalin.
Dòng 55:
 
==Nghề nghiệp thời hậu chiến==
Ở thời hậu chiến, vị trí của Molotov dần suy giảm. Năm 1949, ông bị thay thế chức vụ Bộ trưởng ngoại giao bởi [[Andrey Vyshinsky]], dù vẫn giữ được chức Phó thủ tướng và thành viên của Bộ chính trị. Sau cái chết của [[Andrei Zhdanov]], người được coi là ứng cử viên kế vị Stalin, Stalin và Beria bắt đầu lên kế hoạch một cuộc thanh trừng mới, sẽ loại bỏ hầu hết các lãnh đạo cũ trong đảng như Molotov khỏi các chức vụ của họ. Các lãnh đạo mới, như [[Georgii Malenkov]] và [[Nikita Sergeyevich Khrushchyov|Nikita Khrushchev]], được sự bảo trợ của Stalin.
 
Một dấu hiệu rõ ràng về tình trạng bấp bênh của Molotov là việc ông không thể ngăn cản việc bắt giữ bà vợ người Do Thái của mình, [[Polina Zhemchuzhina]], vào tháng 12 năm 1948 vì tội ''"[[phản bội]]"''. Stalin từ lâu đã không tin tưởng bà. Bà được [[Lavrentiy Pavlovich Beriya|Beria]] thả ra ngay khi Stalin chết. Tại [[Đại hội lần thứ 19 Đảng Cộng sản Liên xô|Đại hội lần thứ 19 của Đảng]] năm 1952, Molotov được bầu vào [[Đoàn chủ tịch]] mở rộng mới của Đảng Cộng sản nhưng bị gạt khỏi uỷ ban thường trực nhỏ hơn của Đoàn chủ tịch (dù điều này không được đưa ra công khai). Dường như cái chết của Stalin tháng 3 năm 1953 đã cứu Molotov thoát khỏi bị thanh trừng như một phần của một cuộc ''"dọn dẹp"'' giới lãnh đạo Liên xô.
Dòng 61:
Sau khi Stalin chết, một cuộc tập hợp giới lãnh đạo xuất hiện, trong quá trình đó vị trí của Molotov lại được tăng cường. Beria đã bị thanh trừng và hành quyết, và Molotov giành lại chức Bộ trưởng ngoại giao dưới thời làm thủ tướng của Malenkov. Tuy nhiên, Tổng thư ký mới của Đảng, Khrushchev, nhanh chóng trở thành người cầm quyền thực sự của chế độ. Ông quản lý một chính sách đối ngoại đang dần tự do hoá bên trong và ''"tan băng"'' bên ngoài, thể hiện sự hoà giải với chính phủ [[Josip Broz Tito|Tito]] tại [[Nam Tư]] (vốn đã bị Stalin trục xuất khỏi phong trào cộng sản). Molotov, một người theo đường lối Stalin từ trước, dường như càng ngày càng bị gạt khỏi không khí chính trị mới, nhưng ông vẫn đại diện cho Liên xô với thái độ kiên quyết của mình tại [[Hội nghị Geneva (1955)|Hội nghị Geneva năm 1955]] bàn về an ninh châu Âu, tái thống nhất nước Đức và giải giáp.
 
Những sự kiện dẫn tới sự suy sụp của Molotov bắt đầu tháng 2 năm 1956 khi Khrushchev tung ra một chiến dịch lên án Stalin chưa từng có tại [[Đại hội Đảng lần thứ 20]]. Khrushchev đã tấn công Stalin cả về những cuộc thanh trừng trong thập niên 1930 và những thất bại trong những năm đầu Thế chiến II, mà ông lên án thái độ tin tưởng quá mức của Stalin vào Hitler và những cuộc thanh trừng vào Hồng quân. Bởi Molotov là nhân vật hợp tác cấp cao nhất của Stalin vẫn còn sống và từng đóng vai trò lãnh đạo trong các cuộc thanh trừng, mọi điều trở nên rõ ràng rằng việc Khrushchev lên án quá khứ có thể sẽ dẫn tới việc loại bỏ Molotov khỏi quyền lực. Sau đó ông trở thành lãnh đạo của phe ''"cũ"'' chống lại Khrushchev, dù việc ông thực tế có âm mưu lật đổ Khrushchev không, như sau này nghi ngờ, vẫn còn chưa rõ ràng.
 
Tháng 6 năm 1956, Molotov bị gạt khỏi chức Bộ trưởng ngoại giao, và vào tháng 6 năm 1957 bị trục xuất khỏi Đoàn chủ tịch (Bộ chính trị) sau một nỗ lực thất bại nhằm loại bỏ Khrushchev khỏi chức Bí thư thứ nhất. Dù phái của Molotov ban đầu giành một chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu ở Đoàn chủ tịch với kết quả 7-4 để loại bỏ Khrushchev, Khrushev đã từ chối từ chức từ khi phiên họp toàn thể của Uỷ ban Trung ương quyết định như vậy. Trong cuộc họp toàn thể, kéo dài từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 6, Molotov và phái của ông đã bị đánh bại. Cuối cùng ông bị đày đi làm đại sứ tại [[Mông Cổ]]. Năm 1960, ông được chỉ định làm đại diện của Liên xô tại [[Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế]], hành động được coi là sự khôi phục một phần. Tuy nhiên, sau [[Đại hội lần thứ 22 Đảng Cộng sản Liên xô|Đại hội lần thứ 22 của Đảng]] năm 1961, trong đó Khrushchev đã thực hiện chương trình [[phi Stalin hoá]] của mình nhằm loại bỏ thi hài Stalin khỏi [[Lăng Lenin]], Molotov bị loại bỏ khỏi mọi chức vụ và bị trục xuất khỏi Đảng Cộng sản. Tháng 3 năm 1962, có thông báo rằng Molotov đã nghỉ khỏi đời sống công cộng.
 
Khi nghỉ hưu, Molotov vẫn hoàn toàn không hối tiếc về vai trò của ông trong thời gian cầm quyền của Stalin. Sau cuộc [[chia rẽ Trung-Xô]], có thông tin rằng ông đã đồng ý với những lời chỉ trích của [[Mao Trạch Đông]] về cái gọi là ''"[[Chủ nghĩa xét lại Marxist|chủ nghĩa xét lại]]"'' của các chính sách của Khrushchev. Theo [[Roy Medvedev]], con gái của Stalin, [[Svetlana Alliluyeva|Svetlana]], nhớ rằng Molotov và vợ đã nói với bà: ''"Cha của cháu là một thiên tài. Ngày nay không còn tư tưởng cách mạng nữa, chỉ còn chủ nghĩa cơ hội ở khắp mọi nơi. Trung Quốc là hy vọng duy nhất của chúng ta! Chỉ họ còn giữ được tư tưởng cách mạng"''. Năm 1976, ông nói:
 
:''"Thực tế rằng chiến tranh hạt nhân có thể bùng phát, liệu đó không phải là cuộc đấu tranh giai cấp? Không có sự thay thế cho đấu tranh giai cấp. Đây là một câu hỏi rất nghiêm túc. Sự cùng sống và cùng chấm dứt không phải là cùng tồn tại hoà bình. Tóm lại, thỉnh thoảng chúng ta đã dừng lại trong một thời gian, và dưới thời Stalin chúng ta đã dừng lại ở điểm nơi những kẻ đế quốc cảm thấy có thể yêu cầu thẳng thừng: hoặc đầu hàng và từ bỏ các quan điểm, hoặc có nghĩa là chiến tranh. Tới nay những kẻ đế quốc vẫn chưa từ bỏ điều đó"''.
 
Molotov đã được khôi phục một phần dưới thời [[Leonid Ilyich Brezhnev|Leonid Brezhnev]] và được cho phép tái gia nhập Đảng Cộng sản năm 1984 dưới thời [[Konstantin Ustinovich Chernenko|Konstantin Chernenko]]. Ông chết ở tuổi 96 tại [[Moskva]] tháng 11 năm 1986, chỉ năm năm trước sự giải tán Liên xô. Ở thời điểm qua đời, ông là người cuối cùng trong số những nhân vật chính tham gia các sự kiện năm 1917 còn sống. Ông được chôn cất tại [[Nghĩa trang Novodevichy]], [[Moskva]]. Một tuyển tập các bài phỏng vấn với Molotov, ''"Molotov Remembers: Inside Kremlin Politics"'', đã được Felix Chuev xuất bản sau khi ông chết. Năm 2005 cháu trai của Molotov và là người trùng tên với ông, nhà khoa học chính trị Nga [[Vyacheslav Nikonov]] (sinh năm 1956), đã viết một cuốn tiểu sử của ông.
 
Cuối năm 1989, hai năm trước sự sụp đổ của Liên xô, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên xô và chính phủ của [[Mikhail Sergeyevich Gorbachyov|Mikhail Gorbachev]] đã chính thức lên án Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, thừa nhận rằng việc sáp nhập các nước vùng Baltic và sự phân chia Ba Lan là bất hợp pháp.