Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ernest Mandel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
===Thời niên thiếu===
 
Ernest Mandel xuất thân từ một gia đình người [[Do Thái]]. Thuở nhỏ ông sống tại [[Antwerpen]]. Mandel lớn lên trong một gia đình chịu nhiều ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội – nhân đạo. Trong giai đoạn này ông làm quen với rất nhiều người bạn và họ hàng của cha ông, những người đã phải trốn chạy đàn áp về chủng tộc hay chính trị từ nước [[Đức Quốc Xã]] (và sau này là từ [[Áo]]) sang nước [[Bỉ]] láng giềng. Rất nhiều người trong số đó đã đến thành phố Antwerpen, thành phố đã có một cộng đồng người Do Thái lớn và rất nhiều người di dân trong thời gian đấy do đã mở rộng cửa cho cả thế giới.
 
Ngay từ lúc còn nhỏ Mandel đã làm quen với các tác phẩm văn học và âm nhạc cổ điển cũng như học nhiều ngoại ngữ. Thông qua cha của ông, thành viên của [[Liên minh Spartakus]] do [[Rosa Luxemburg]] và [[Karl Liebknecht]] thành lập, Mandel cũng đã quen thuộc với các tác phẩm cổ điển của Chủ nghĩa Marx.
Dòng 11:
Khước từ ngay cả [[phong trào Xã hội-Dân chủ]] lẫn [[Chủ nghĩa cộng sản#Chủ nghĩa Stalin|Chủ nghĩa Stalin]] và dưới ảnh hưởng của cuộc [[Nội chiến Tây Ban Nha]], người học sinh trung học Mandel bắt đầu hoạt động chính trị từ khoảng năm [[1937]] cho một tổ chức Trosky nhỏ tại Bỉ (''Parti Socialiste Révolutionnaire- PSR'') và trở thành thành viên của tổ chức này vào năm [[1938]]. Trong thời gian này PSR đã là phân bộ Bỉ của [[Đệ Tứ Quốc tế]] do [[Leo Trosky]] và những người cùng chí hướng tuyên bố thành lập năm [[1938]].
 
Sau khi [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Đệ nhị thế chiến]] bùng nổ và Bỉ bị quân đội Đức chiếm đóng năm [[1940]], vừa mới bắt đầu học đại học tại Trường Đại học Tự do (''Université Libre'') ở Bruxelles, Mandel đã phải ngưng học trong mùa thu [[1941]] vì lực lượng chiếm đóng đóng cửa trường. Trong tháng 12 năm 1941 Ernest Mandel đi vào hoạt động bí mật và từ đấy hoạt động trong phong trào chống phát xít (''[[Résistance]]''), viết truyền đơn và viết bài cho các sách nhỏ (''pamphlet'') của cha, người cũng hoạt động bí mật. Mặc dù bị bắt giam nhiều lần như trong tháng 12 năm [[1942]] và trong tháng 3 năm [[1944]] và bị giam trong các trại giam ở Bỉ, ông đã có thể trốn thoát được hai lần và cuối cùng, trong tháng 4 năm [[1945]], được quân đội [[Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai|Đồng Minh]] giải thoát từ một trại giam ở Đức, nơi ông bị chuyển đến trong năm 1944.
 
Trong thời gian tự do, Mandel vẫn kiên quyết tiếp tục hoạt động chính trị bí mật. Năm 1942 ông được bầu vào Bộ Chính trị của ''Parti Communiste Révolutionnaire'' (PCR), là tên mới của PSR. Trong tháng 11 năm 1943 ông bí mật đến [[Paris]] và tham dự hội nghị bí mật của những người theo [[Chủ nghĩa Trosky]] tại [[châu Âu]] trong tháng 2 năm [[1944]].
 
===Sau Đệ nhị thế chiến===
Vào thời gian cuối của Đệ nhị thế chiến Mandel đóng vai trò quan trọng trong Đệ Tứ Quốc tế. Trong những năm 1944 và 1945 các bài viết đầu tiên của Mandel được đăng trên nhiều tờ báo Trosky tại Bỉ và tập san quốc tế cũng như trên ''Quatrième Internationale'', cơ quan báo chí của ban lãnh đạo Đệ tứ Quốc tế. Từ [[1946]] tên hay bút danh của ông cũng ngày càng xuất hiện thường xuyên hơn trên các cơ quan báo chí Trosky Mỹ và quốc tế.
 
Từ 1943 đến [[1995]] Mandel liên tục nằm trong các ủy ban lãnh đạo cao nhất của Đệ Tứ Quốc tế và chẳng bao lâu được xem là người theo Chủ nghĩa Trosky nổi tiếng nhất bên cạnh [[Isaac Deutscher]].
Dòng 30:
Trong những năm của thập niên 1960 Ernst Mandel cũng bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn trên trường quốc tế ngoài môi trường chung quanh đại học và Trosky mà trong đó các sách do ông viết đã góp phần quan trọng. Qua một lượng lớn sách và bài viết được xuất bản, seminar, các chuyến đi giảng bài và tranh luận công khai ông đã có nhiều ảnh hưởng đến phong trào sinh viên đang nở rộ.
 
Từ tháng 10 năm [[1970]] cho đến khi về hưu vào ngày [[30 tháng 9]] năm [[1988]] Madel đầu tiên là giảng viên và sau đó là giáo sư của trường Đại học Tự do Brussel (''Vrije Universiteit Brussel - VUB''). Ông giảng bài và tổ chức seminar về môn kinh tế học chủ nghĩa Marx và về cấu trúc chính trị, từ [[1985]] đến 1988 ông đồng thời cũng là giám đốc Trung tâm Chính trị học (''Centrum voor Politicologie'') của VUB.
 
Ông đã nhận [[Giải thưởng Alfred Marshall]] của Trường [[Đại học Cambridge]] (''University of Cambridge'') năm [[1978]] cho loạt bài giảng về [[Alfred Marshall]] của ông.