Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Vinh Phúc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Nguyễn Vinh Phúc'''<ref>Nhiều người nhầm tên ông là Nguyễn Vĩnh Phúc</ref> ([[1926]] – [[2012]]), là một nhà nghiên cứu [[lịch sử]] – [[văn hóa]] nổi tiếng của [[Việt Nam]]. Ông cũng từng là một [[giáo viên|nhà giáo]], và là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về Thủ đô [[Hà Nội]].
 
Ông được [[Nhà nước Việt Nam|Nhà nước]] phong tặng danh hiệu "Nhà giáo ưu tú", được trao tặng giải thưởng "[[Bùi Xuân Phái]] - Vì tình yêu Hà Nội", được vinh danh là "Công dân Thủ đô Ưu tú" năm [[2010]]. Tuy nhiên, mọi người trân trọng, yêu mến và biết đến ông nhiều hơn thông qua danh xưng "Nhà Hà Nội học".
 
==Tiểu sử==
Quê gốc ở [[Hưng Yên]], vốn là con trong một gia đình công chức, từ nhỏ Nguyễn Vinh Phúc đã được đi rất nhiều nơi như [[Thanh Hóa]], [[Huế]], [[Nha Trang]]... và đặc biệt là [[Hà Nội]].
 
Tham gia kháng chiến đến năm [[1948]], vì sức khỏe yếu, ông chuyển sang làm nghề dạy học.
Năm [[1955]]-[[1957]], ông dạy ở trường tư Khai Thành. Năm [[1957]]-[[1959]], ông dạy trường tư Thăng Long. Năm [[1959]]-[[1960]], ông sang trường dân lập Trưng Vương <ref>[http://hanoi.edu.vn/newsdetail.asp?NewsId=7074&CatId=6 So Giao duc va Dao tao Ha Noi - hanoi.edu.vn<!-- Bot generated title -->]</ref>.
 
Đến năm [[1960]], ông là giáo viên của trường Hà Nội B (sau chuyển thành B1, B3 rồi Lý Thường Kiệt, nay là [[Trường Trung học phổ thông Việt Đức|trường Việt - Đức]]). Vì là thầy giáo dạy [[văn chương|văn]], [[sử]], [[địa]], nên ông dần đam mê nghiên cứu về Hà Nội<ref name="Vietbao">[http://sggp.org.vn/vanhoavannghe/nam2005/thang10/70315/ Nguyễn Vinh Phúc Một người say mê Hà Nội] Chu Miên, [[sài Gòn Giải Phóng|báo Sài Gòn giải phóng]], 21:14', 1/10/ 2005 (GMT+7)</ref>.
 
Ông tự nghiên cứu thêm về Hà Nội để làm phong phú cho bài giảng của mình. Đây cũng là thời điểm người các nơi kéo về Hà Nội khá đông, và đa phần trong số họ chưa có nhiều hiểu biết về Hà Nội. Do đó, ông gửi các báo như Thủ đô Hà Nội, Độc lập, Lao động... để đăng những nghiên cứu của mình từ những năm [[1960]].