Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Các chiến dịch bắc phạt thời Đông Tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 253:
{{Bài chính|Chiến tranh Đông Tấn-Hậu Tần}}
 
Năm [[415]], [[Diêu Hưng]] chết, [[Hậu Tần]] lâm vào tình trạng suy yếu. [[Lưu Dụ]] ở [[Kiến Khang]] cũng gấp rút chuẩn bị kế hoạch bắc phạt một lần nữa. Tháng 8 ÂL năm [[416]], [[Lưu Dụ]] đưa quân từ [[Kiến Khang]] ra Bành Thành<ref>Từ Châu, Giang Tô, Trung Quốc</ref>, rồi phái các tướng gồm Quan Quân tướng quân [[Đàn Đạo Tế]], Long Tương tướng quân [[Vương Trấn Ác]] tiến binh ra Hoài Hà, công đánh Tất Khâu và Hạng Thành, tướng [[Trần Lâm Tử]] qua sông đánh vùng Thương Viên thuộc lãnh thổ [[Hậu Tần]]<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7129B7119 quyển 129119]: Khiển Quan Quân tướng quân [[Đàn Đạo Tế]], Long Tương tướng quân [[Vương Trấn Ác]] nhập tự hoài, phì, công Tất Khâu, Hạng Thành tướng quân [[Trần Lâm Tử]] tự biện nhập hà, công Thương Viên</ref>.
 
Quân Tấn nhanh chóng giành thắng lợi ngay từ những trận đánh đầu tiên. Tướng Tần [[Vương Cẩu Sanh]] đem thành Tất Khâu hàng Vương Trấn Ác, thứ sử Từ châu Diêu Chưởng ở Hạng Thành cũng đầu hàng [[Đàn Đạo Tế]] ... Quân Tấn nhanh chóng vào đến Dĩnh Khẩu trong khi các tướng Tần lũ lượt sang hàng, duy chỉ có Thái thú Tân Thái [[Đổng Tuân]] cố sức chống giữ. Đàn Đạo Tế đem quân công phá, bắt được Tuân. [[Đổng Tuân]] lên tiếng mắng chửi Đạo Tế nên bị Đạo Tế giết.
Dòng 261:
 
Tuy nhiên Tả bộc xạ [[Lương Hỉ]] cho rằng người em họ của [[Diêu Hoằng]] là Tề công [[Diêu Khôi]] ở An Định dũng mạnh thiện chiến, lại có thâm thù với [[Hách Liên Bột Bột]], sẽ cố sức giữ An Định, thì Bột Bột không thể đánh tới kinh được. Còn nếu triệu Khôi về, thì các thành bên ngoài sẽ lâm nguy. Hoằng nghe theo. Lại bộ lang Hoành Mật lại can ngăn rằng Tề công Khôi có thể có ý khác, không tuân phục mà nhân đó phản loạn thì quân ở An Định có tới hơn 4 vạn, tiến về kinh sư một lúc thì Trường An lâm nguy. Nhưng Hoằng tin tưởng Diêu Khôi, không đồng ý với ý kiến này.
 
 
Quân Tấn sau đó tiến Thành Cao và áp sát thành Lạc Dương. Tướng ở Lạc Dương là [[Diêu Quang]] gửi thư xin cứu viện. [[Diêu Hoằng]] sai Việt kị giáo úy Diêm Sinh đem 3000 quân cứu, cộng thêm 10000 quân do [[Diêu Ích]] chỉ huy cùng đến chi viện cho thành Lạc Dương, lại thêm Chinh Đông tướng, Tịnh châu mục [[Diêu Ý]] đóng ở Thiểm Tân làm hậu viện. Trong khi tại Lạc Dương, bộ tướng [[Triệu Huyền]] khuyên Diêu Quang đừng nên xuất chiến nhưng tư mã Diêu Vũ đã thông đồng trước với Đàn Đạo Tế, thêm vào đó là Chủ bộ Diêm Khôi, Dương Kiền cùng cánh với Vũ, cùng nhau khuyên Diêu Quang ra trận. Quang nghe theo, sai Triệu Huyền đem hơn 1000 quân trấn thủ Bách Cốc ổ và Thạch Vô Húy đóng ở Củng Thành, chống lại quân Tán. Triệu Huyền bảo rằng Diêu Quang nếu không nghe lời mình, thì tất sẽ hối hận.
 
Khi quân Tấn tiến đến, các thành Thành Cao, Dương Thành, Vũ Lao, Huỳnh Dương lũ lượt bỏ vũ khí đầu hàng<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7129B7119 quyển 129119]: hội Dương Thành cập Thành Cao, Huỳnh Dương, Vũ Lao chư thành tất hàng</ref>, [[Đàn Đạo Tế]] nhanh chóng ở quân tiến thẳng đến Lạc Dương. [[Thạch Vô Húy]] được lệnh giữ Củng Thành cũng bỏ trốn. Triệu Huyền bèn ra trận giao chiến cùng tướng Tấn là [[Mao Đức Tổ]] ở Bách Cốc, bị thua to rồi chết trong trận. Diêu Vũ bỏ khỏi thành hàng quân Tấn. [[Đàn Đạo Tế]] bèn tiến thẳng vào Lạc Dương. [[Diêu Quang]] hoảng sợ, cuối cùng chấp nhận đầu hàng. Trong khi Diêm Sanh ở Tân An và Ích Nam ở Hồ Thành định đưa quân chi viện và cùng đóng ở LẠc Dương, nghe tin Lạc Dương đã mất nên dừng lại.
 
Cuối năm [[416]], [[Diêu Ý]] nghe theo lời Tư mã Tôn Sương, quyết định phản lại Diêu Hoằng, đưa quân về Trường An cướp ngôi đế. Khi quân của Ý tới Thiểm Tây, lại cho mời thêm quân các tộc Nhung, Khương tới chi viện. Thị lang Tả Nhã can ngăn rằng quốc gia sắp mất không nên gây họa loạn nữa, liền bị Ý sát hại. Diêu Hoằng nghe tin đó lo sợ, triệu thúc phụ là [[Diêu Thiệu]] vào bàn kế rồi sai Diêu Tán vào Quan quân tư mã Quốc Phan cùng Xa Huyền đánh Thiểm Tây và Diêu Lư đóng ở Đồng Quan, cuối cùng bắt sống được Diêu Ý.
Hàng 280 ⟶ 281:
Lưu Dụ nhanh chóng tiến vào lãnh thổ Hậu Tần. [[Diêu Hoằng]] sai Diêu Vạn và Diêu Cương ra chống cự. [[Diêu Loan]] cũng sai Doãn Nha ra giao chiến với tư mã của Đàn Đạo Tế là Từ Diễm ở phía nam Đồng Quan nhưng bị bắt. Lưu Dụ muốn giết nhã, nhưng sau tha cho.
 
Diêu Hoằng lại sai Hoàng Môn thị lang Diêu Hòa đóng quân ở Nghiêu Liễu để phòng ngừa Trầm Điền Tử. Trong quân doanh, [[Diêu Thiệu]] sai [[Hồ Dực]] đóng quân ở Đông Nguyên, Diêu Loan đóng doanh ở đường lớn để giao chiến với quân Tấn. [[Trầm Điền Tử]] bèn dùng quân tinh nhuệ mai phục ban đêm, quân của Diêu Loan thiệt hại nặng, bản thân Loan tử chiến, sĩ tốt mất hết hơn 9000<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7129B7119 quyển 129119]: Loan chúng hội chiến tử, sĩ tốt tử giả cửu thiên dư nhân</ref>.
 
[[Diêu Tán]] đóng quân ở Hà Thương, sai Diêu Nan đem lương thực cung cấp cho lính ở Bồ Phản. Khi tới Hương Thành, quân của Nan bị quân Tấn đánh bại, lương thực bị cướp. Tại Trường An, [[Diêu Hoằng]] lại cử Diêu Hòa chống lại quân của [[Tiết Bạch]] ở Hà Đông nhưng thất bại. Diêu Tán cũng bị [[Trầm Lâm Tử]] đánh tan phải lui về Định Thành. [[Diêu Thiệu]] nghe tin, phái Tả trưởng sử [[Diêu Hiệp]], [[Diêu Mặc Lễ]] và Hà Đông thái thú [[Đường Tiểu Phương]] dẫn 3000 quân đóng ở Cửu Nguyên, Hà Bắc nhưng Hiệp từ chối. Thiệu không nghe vẫn sai đi, cuối cùng bị Trầm Lâm Tử dẫn 8000 quân đánh úp, Hiệp và Tiểu Phương tử trận. [[Diêu Thiệu]] nghe tin đó, phẫn uất lâm bệnh rồi giao việc nước cho Diêu Tán, phái Diêu Nan giữ quân ở Quan Tây rồi thổ huyết mà chết.
Hàng 296 ⟶ 297:
Quân Hậu Tần liên tiếp thất bại. Diêu Kham chết, Diêu Hoằng đành phải lui quân về cung. Tiếp đó, [[Vương Trấn Ác]] tiến vào Bình Sóc Môn, [[Diêu Hoằng]] hoảng sợ, vội cùng Diêu Dụ đem theo 100 kị binh trốn sang Thạch Kiều. Đông Bình công [[Diêu Tán]] cũng đưa quân đến hội cùng [[Diêu Hoằng]] còn tướng [[Hồ Dực]] về hàng quân Tấn.
 
Diêu Hoằng đến đường cùng, muốn đầu hàng quân Tấn. Con Hoằng là [[Diêu Phật Niệm]] mới 11 tuổi bảo nếu đầu hàng thì cũng bị giết, chi bằng tự tử trước khi Hoằng không nghe. Phật Niệm bèn đập dầu vào thành tự tử<ref>[[Tấn thư]], [https://zh.wikisource.org/wiki/%E6%99%89%E6%9B%B8/%E5%8D%B7129B7119 quyển 129119]: Hoằng vũ nhiên bất đáp. Phật Niệm toại đăng cung tường tự đầu nhi tử</ref>.
 
Ngày Quý Hợi, Diêu Hoằng đưa vợ con và quận thần đến trước thành đầu hàng [[Vương Trấn Ác]]. Quân Tấn tiến vào chiếm được Trường An.
 
Tháng 9 năm [[417]], [[Lưu Dụ]] vào tới Trường An, được Vương Trấn Ác đón ở Bá Thượng. Lúc vào thành, Trấn Ác tham lam lấy nhiều của cải, nhưng Lưu Dụ nể vì công to nên không hỏi đến. Sau đó, Lưu Dụ cho chuyển vàng bạc và những đồ quý trong cung [[Hậu Tần]] áp tải về [[Kiến Khang]], phát một ít thưởng cho tướng sĩ. Các tướng Bình Nguyên công [[Diêu Phác]], thứ sử Tịnh châu Doãn Chiêu lần lượt về hàng, bị Lưu Dụ giết hết. Sau đó Dụ cho giết [[Diêu Hoằng]] và hoàng tộc [[Hậu Tần]]. [[Hậu Tần]] diệt vong.
 
=== Quan Trung đại loạn, Hạ quốc lấy Trường An ===