Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 52:
Nguyên Xoa không có tài năng đặc biệt của một người nhiếp chính, ông cùng Lưu Đằng trở nên tham nhũng gấp bội khi họ nắm quyền. Bản thân Nguyên Xoa không giải quyết hết việc chính sự, song lại giành nhiều thời gian cho yến tiệc và mỹ nhân. Ông đưa phụ thân mình là Nguyên Kế (元繼) và các huynh đệ nắm giữ các vị trí đầy quyền lực, và họ cũng trở thành quan tham. Do sự bất tài và tham nhũng của Nguyên Xoa, cùng với tình hình tham nhũng nghiêm trọng ngay từ lúc Hồ Thái hậu nhiếp chính, người dân khắp đế chế trở nên bất mãn và nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra, song cuộc nổi dậy đầu tiên là của Thứ sử Tương Châu, tức Trung Sơn vương Nguyên Hi (元熙), ông có quan hệ than thiện với cả Hồ Thái hậu và Nguyên Dịch. Mùa thu năm 520, Nguyên Hi nổi dậy nhằm cố gắng trả thù cho Nguyên Dịch và phục vị cho Hồ Thái hậu. Nguyên Xoa nhanh chóng đàn áp cuộc nổi loạn của Nguyên Hi.
 
Vào cuối năm 520, Nguyên Xoa đã dành nhiều sức lực của Bắc Ngụy để cố gắng khôi phục lại hãn vị cho Sắc Liên Đầu Binh Đậu Phạt khả hãn [[Uất Cửu Lư A Na Côi]] của [[Nhu Nhiên]], là người đã bị [[Uất Cửu Lư Kỳ Phát]] (郁久閭示發) lật đổ, bất chấp cảnh báo rằng làm như vậy sẽ không mang lại kết quả hoặc sẽ phản tác dụng. Việc phục vị đã thành công, song đến năm 52,3523 Uất Cửu Lư A Na Côi đã trở mặt và lại trở thành một mối đe dọa của Bắc Ngụy.
 
Mùa xuân năm 521, tướng [[Hề Khang Sinh]] (奚康生) đã thực hiện một nỗ lực nhằm phục vị cho Hồ Thái hậu, song đã thất bại. Nguyên Xoa định tướng này tội chết.
Dòng 58:
Năm 523, viên quan [[Lý Sùng]] (李崇) chứng kiến cảnh dân chúng sáu trấn biên giới phía bắc trở nên bất mãn, họ phần lớn là người [[Tiên Ti]] và đã nhiều thế hệ bị ép buộc phải sống tại đây để phòng thủ chống lại Nhu Nhiên. Lý Sùng đã đề nghị Nguyên Xoa và Hiếu Minh Đế rằng hãy chuyển các trấn thành châu và người dân tại đây có các quyền như người dân ở các châu khác. Tuy nhiên, Nguyên Xoa đã từ chối. Cuối năm đó, người dân các trấn Hoài Hoang (懷荒, nay thuộc [[Trương Gia Khẩu]], [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]]) và Ốc Dã (沃野, nay thuộc [[Bayan Nur]], [[Nội Mông]]) đã nổi loạn. Quân Bắc Ngụy đã không thể nhanh chóng dập tắt cuộc nổi loạn, và cuộc nổi loạn đã nhanh chóng lan rộng ra bốn trấn biên giới phía bắc khác là Hoài Sóc, Vũ Xuyên, Phủ Minh, Nhu Huyền thậm chí là lan ra toàn bộ đế chế. Các cuộc nổi loạn lớn là:
 
* [[Phá Lục Hàn Bạt Lăng]] (破六韓拔陵), cuộc nổi loạn của ông tập trung quanh Ốc Dã
* [[Hồ Sâm]] (胡琛), tù trưởng bộ lạc [[Thiết Lặc]], cuộc nổi loạn của ông tập trung quanh trấn Cao Bình (高平, nay thuộc [[Cố Nguyên]], [[Ninh Hạ]])
* [[Mạc Chiết Đại Đề]] (莫折大提), cuộc nổi loạn của ông tập trung quanh Tần Châu (秦州, nay gần tương ứng với [[Thiên Thủy]], [[Cam Túc]]), sau đó con trai ông là [[Mạc Chiết Niệm Sanh|Mạc Chiết Niệm Sinh]] (莫折念生) kế vị và tự xưng là Tần Đế.
 
Năm 525, [[Nguyên Pháp Tăng]] (元法僧), thứ sử Từ Châu (徐州, nay là bắc bộ [[Giang Tô]]), là người từng có quan hệ gần gũi với Nguyên Xoa, cho rằng Nguyên Xoa sẽ sớm bị hạ bệ nên cũng đã nổi loạn, tự xưng đế. Sau một số thất bại ban đầu trước quân Bắc Ngụy, ông ta đã dâng vị trí trấn thủ của mình là Bành Thành (彭城, nay thuộc [[Từ Châu]], [[Giang Tô]]) cho [[nhà Lương|triều Lương]].