Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ Bồ câu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tôn giáo đa thần: sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: , → , (2) using AWB
Dòng 134:
Trong nhãn quan của [[tôn giáo đa thần]], với sự định giá một cách khác khái niệm trong trắng, không đối lập nó mà hòa nhập nó với tình yêu xác thịt, bồ câu con chim của [[nữ thần Aphrodite]], biểu thị cho ái ân trọn vẹn mà người yêu thường tặng cho đối tượng của mình.
 
Nhưng quan niệm thực ra chỉ khác nhau về bề ngoài ấy đã làm cho bồ câu nhiều khi trở thành biểu tượng cho cái không thể tử vong trong con người, tức là bản nguyên của sự sống, [[linh hồn]]. Với tư cách ấy trên một số vại chôn cất của người [[Hy Lạp|Hi Lạp]], bồ câu được họa hình uống từ một cái bình tượng trưng cho nước nguồn của trí nhớ. Hình ảnh này được tiếp nhận vào trong hệ hình tượng của [[kitô giáo|đạo Kitô]] , ví dụ như trong truyện [[tử vì đạo]] của [[thánh Polycarpe]], một con chim bồ câu đã bay ra từ thi hài của vị thánh này.
 
Tất cả những biểu trung ấy xuất phát hiển nhiên từ vẻ đẹp và sự duyên dáng của con chim này, từ màu trắng tinh khiết và tiến gù êm ái của nó. Cái đó giải thích vì sao trong ngôn ngữ thông thường nhất cũng như cao siêu nhất , trong lối nói lóng của dân [[Paris]] cũng như trong Tuyệt diệu ca, từ bồ câu có mặt trong số những ẩn dụ phổ biến nhất ngợi ca người phụ nữ. "Linh hồn càng tiến gần tới ánh sáng bao nhiêu", [[Jean Daniélou]] viết, dẫn lời [[thánh Grégoire]] ở [[Nysse]], "nó càng trở nên đẹp bấy nhiêu và trong ánh sáng đó sẽ tiếp nhận hình bồ câu". Thế nhưng chẳng phải người đang yêu đương say đắm vẫn gọi người mình yêu là "[[linh hồn]] của anh ơi" cuối cùng xin ghi chú rằng chim bồ câu là một con chim đặc biệt dể gần, là điều làm gia tăng giá trị luôn luôn chính diện của biểu tượng này.
 
== [[Văn hóa]] [[quốc gia]] ==