Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Voi chiến”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
n sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: , → , (2), . → . (7) using AWB
Dòng 15:
Thời điểm voi chiến được dùng trong chiến trận đến nay vẫn chưa được xác định. Trong những bài tán trong [[kinh Vệ Đà]] thời văn minh Ấn Độ cổ đại có niên đại vào khoảng một ngàn đến hai ngàn năm [[Công Nguyên|TCN]] có nhắc đến voi dùng là phương tiện vận chuyển. Trong đó có chuyện về [[Indra]] và con voi thần [[trắng|màu trắng]], Airavata.<ref>[http://www.hinduwebsite.com/hinduism/vedicgods.asp. The Vedic Pantheon]</ref> Tập truyện [[Mahabharata]], có niên đại khoảng thế kỉ 8 TCN,<ref>Sankalia, 1963.</ref> và [[Ramayana]] (thế kỉ thứ 4 TCN) cũng ghi rằng voi được con người nuôi và dùng làm con vật chuyên chở nhưng không ghi gì về tượng binh hoặc việc dùng voi trong chiến trận.<ref>Nossov, p. 10.</ref>
 
[[Thời kỳ cổ đại]], [[văn minh Ấn Độ]] đề cao giá trị của loài voi trong chiến tranh. Họ ví rằng "Quân đội mà không có tượng binh thật đáng coi thường, khác gì rừng không có sư tử, nước không có vua, hay lòng can đảm mà đánh bằng tay không”. Theo nhà sử học [[Diodorus Siculus]] người Hy Lạp cổ đại, [[Nữ vương|Nữ hoàng]] [[Semiramis]] của [[Assyria|Đế quốc Assyria]] đã xua quân chinh phạt nước Ấn Độ.<ref name="Deborah81"/> Vị Quốc vương hùng mạnh và giàu có của Ấn Độ liền triệu tập một đội quân đông đảo để kháng chiến, và có một đội tượng binh hùng hậu. Mỗi con voi chiến có giá trị tương đương với cả một quân đoàn của các binh sĩ tinh nhuệ. Nữ hoàng Semiramis không có voi nên bà lo sợ bị Quốc vương Ấn Độ đánh bại. Bà cho giết rất nhiều thú nuôi có sừng và lột da chúng, cho khâu da chúng thành hình dạng của những con voi. Chúng được phủ lên những con lạc đà, và khi ra trận, chúng dễ làm người ta hoảng hồn vì tưởng là voi. Vua Ấn Độ bất ngờ vì Đế quốc Assyria vốn dĩ không có voi. Mở trận, Nữ hoàng Semiramis cùng đám tượng binh giả của bà xông vô đánh vua Ấn Độ cùng lực lượng tượng binh hùng hậu của ông. Lúc hai đoàn quân tiến sát vào nhau, quân Ấn Độ nhận thấy quân Assyria thực chất không có voi nào, và xung phong tấn công dữ dội vào Nữ hòang Semiramis và các binh sĩ Assyria. Quân Assyria đại bại thê thảm .<ref>Samuel Griswold Goodrich, ''A pictorial history of the world, ancient and modern, for the use of schools'', trang 19</ref>
 
Không những thế, theo sử sách "[[Persica]]" của nhà [[lịch sử|sử học]] [[Ctesias]] người [[Hy Lạp cổ đại]],<ref name="AKurth101"/> voi chiến được sử dụng vào năm [[530 TCN]], trong một trận chiến diễn ra giữa [[Đế quốc Ba Tư]] dưới triều [[Hoàng đế]] [[Cyrus Đại đế|Cyrus II]] [[nhà Achaemenes]] (còn gọi là [[Cyrus Đại đế|Cyrus Đại Đế]]), và người [[Derbikes]] do vua [[Amoraios]] trị vì. Đây là ghi chép cụ thể đầu tiên cho thấy lực lượng tượng binh đã được sử dụng trong chiến tranh thời cổ.<ref name="Nososov10"/> Hoàng đế Cyrus Đại Đế đã kéo quân chinh phạt người Derbikes,<ref>Saint Photius I (Patriarch of Constantinopolis), Nigel Guy Wilson, ''The bibliotheca: a selection'', trang 56</ref> quân Ấn Độ liên minh với người Derbikes và phái tượng binh đến giúp họ. Trận đánh diễn ra tại phía Đông Bắc thượng nguồn sông [[Syr Darya]]<ref>A history of Greece, Volume 2, By Connop Thirlwall, Longmans, 1836, p. 174</ref>, hai bên đánh nhau khốc liệt và đều hứng chịu tổn thất nặng nề. Nhờ có lực lượng tượng binh, vua Amoraios đánh thắng Hoàng đế Cyrus Đại Đế, [[Kỵ binh]] Ba Tư phải tháo chạy. Không những thua trận mà Hoàng đế Cyrus Đại Đế cũng ngã ngựa và một tên lính Ấn Độ phóng lao trúng ông, làm ông bị trọng thương. Binh sĩ Ba Tư mang ông vào trại lính, và tiếp tục chiến đấu khi có viện binh người [[Sacae]] kéo đến, tiêu diệt được vua Amoraios, hai cậu con trai cùng biết bao người Derbikes, và buộc người Derbikes phải thần phục nhà vua Ba Tư<ref name="AKurth101">Amélie Kuhrt, ''The Persian Empire'', Tập 2, trang 101</ref>. Ba ngày sau khi trúng lao và trọng thương, ông nói lời trăn trối, rồi cũng bỏ mạng.<ref>Jan P. Stronk, ''Ctesias' Persian History: Part 1: Introduction, Text, and Translation'', Phần 1, trang 317</ref><ref>Murray E. Fowler, Susan K. Mikota, ''The Asian Elephant: Ecology and Management'', trang 15</ref><ref>R. Sukumar, ''The Asian Elephant: Ecology and Management'', trang 3</ref><ref>Eneas Sweetland Dallas, ''Once a week'', Tập 10, trang 348</ref><ref>John R. Gardiner-Garden, ''Ktesias on early Central Asian history and ethnography'', trang 17</ref>
Dòng 24:
[[Tập tin:IRHT 126277-p.jpg|nhỏ|trái|[[Eleazar Maccabeus]] giết voi chiến và bị đè chết bởi nó (Miniature from a manuscript ''[[Speculum Humanae Salvationis]]). ]]
 
Sự thành công của các lực lượng sử dụng voi tiếp tục tăng lên. Những người thừa kế đế chế của Alexandros, những Diadochi, đã sử dụng hàng trăm voi chiến Ấn Độ trong những cuộc chiến tranh của họ. trong đó [[vương quốc Seleukos]] được đặc biệt đáng chú ý vì họ đã sử dụng của các loài động vật, chủ yếu được mang đến từ Ấn Độ. Thật vậy, chiến dịch giữa Seleukos và Chandragupta Maurya (Sandrokottos), người sáng lập đế chế Maurya trong năm 305 TCN đã kết thúc với việc Seleukos nhượng môt phần lãnh thổ rộng lớn phía đông để trao đổi với 500 voi chiến<ref>Fox, 2006.</ref> - là một phần nhỏ của lực lượng Maurya,trong đó bao gồm lên đến 9.000 con voi theo một số nguồn..<ref>Pliny, ''Natural History'' VI, 22.4.</ref> Seleukos đã sử dụng những con voi của mình rất tốt trong [[trận Ipsus]] bốn năm sau đó. Sau này trong lịch sử của nó, vương quốc Seleukos còn sự dụng voi chiến để đàn áp [[cuộc khởi nghĩa Maccabee|cuộc nổi dậy Maccabee]]. Các con voi đã gây ra sự sợ hãi đối với những chiến binh Do thái trang bị nhẹ .Và người trẻ nhất trong số các anh em nhà Hasmonean, [[Eleazar Maccabeus]], nổi tiếng vì đã đánh bại một trong những con tương tự trong [[trận Beth Zechariah]], đã đâm ngọn giáo vào dưới bụng một con voi mà ông ta nhầm lẫn là có vua [[Antiochos V]] nhà Seleukos, giết chết con voi với cái giá phải trả là mạng sống của mình .<ref>[[1 Maccabees]], 6:43-46.</ref>
 
===Thời cổ đại: Địa Trung Hải===
Người [[Ai Cập]] và [[Carthage]] bắt đầu mua voi châu Phi cho cùng một mục đích, cũng như người [[Numidia]] và [[Kushites]]. Loài được sử dụng là [[voi rừng châu Phi]]<ref>''Loxodonta africana pharaohensis''.</ref>. Những loài khác nhỏ hơn được sử dụng là voi châu Á bởi vương quốc Seleukos ở phía đông của vùng Địa Trung Hải, đặc biệt là ở Syria, có chiều cao từ 2.5-3.5 mét (8–10&nbsp;ft). Có lẽ là một số voi Syria đã được bán ra nước ngoài, con voi yêu thích của [[Hannibal]] có cái tên rất ấn tượng là Surus ("người Syria"), có thể có nguồn gốc từ Syria, mặc dù các bằng chứng vẫn còn mơ hồ.<ref>Nossov, p.30.</ref>
 
Kể từ cuối những năm 1940 một số học giả đã cho rằng con voi rừng châu Phi được sử dụng bởi Numidia, thuộc triều đại Ptolemy và quân đội Punic đã không có tháp trong chiến đấu, có lẽ do sự yếu kém về thể chất của loài này <ref>Scullard (1948); (1974) 240-45</ref>. Có lời ghi chép đương đại rõ ràng rằng quân đội của [[Juba I của Numidia]] bao gồm voi có tháp chiến đấu trong năm 46 TCN <ref>Caesar, ''De Bello Africo'' 30.2, 41.2, 86.1.</ref> Điều này được xác nhận bởi hình ảnh của một con voi châu Phi được trang bị tháp chiến đấu sử dụng trên tiền đúc của [[Juba II]] <ref>J. Mazard, ''Corpus Nummorum Numidiae Mauretaniaeque'' (Paris 1955) 103, nº. 276, pl. 247</ref> . Điều này cũng xuất hiện trong trường hợp của quân đội Ptolemy : [[Polybius]] báo cáo rằng tại [[trận Raphia]] năm 217 TCN những con voi của Ptolemy IV mang theo tháp, những con vật nhỏ hơn so với voi châu Á của [[vương quốc Seleukos]] và voi rừng châu Phi có lẽ là như vậy <ref>Polybius v.84.2-7</ref> Có cũng có bằng chứng cho thấy con voi chiến tranh Carthage được trang bị tháp nhỏ và ghế nhỏ trên bành voi trong các ngữ cảnh quân sự nhất định.<ref>Rance (2009)</ref>
 
Dù trong quân sử vùng Địa Trung Hải, những cuộc chiến giữa quân [[Carthage]] và quân [[Cộng hòa|La Mã]] nổi tiếng hơn cả về sự tham chiến của lực lượng tượng binh, đây rõ là kết quả của việc sử dụng tượng binh của [[Ipiros (quốc gia cổ đại)|Vương quốc Ipiros]] thuộc nền văn minh Hy Lạp cổ xưa. Vua xứ Ipiros là [[Pyrros của Ipiros|Pyrros]] thân chinh mang 20 con voi chiến đi đánh quân La Mã trong trận đánh tại [[Trận Heraclea|Heraclea]] vào năm 280 TCN, để lại thêm năm mươi con nữa, mượn từ Pharaoh [[Ptolemaios II Philadelphos|Ptolemy II]], trên đất liền. Người La Mã đã không chuẩn bị chống lại voi chiến, và các lực lượng Hy Lạp đánh bại người La Mã. Năm sau, người Hy Lạp một lần nữa triển khai một lực lượng voi tương tự, tấn công người La Mã tại [[trận Asculum]]. Thời gian này người La Mã có sự chuẩn bị với vũ khí dễ cháy và thiết bị chống voi : đó là những cỗ chiến xa do bò kéo, trang bị giáo dài để gây tổn thương cho voi, bình chứa lửa để đe dọa chúng.
Dòng 35:
Lấy cảm hứng từ những chiến thắng này, [[Carthage]] đã phát triển để sử dụng riêng cho mình những con voi chiến và triển khai chúng rộng rãi trong [[Chiến tranh Punic lần thứ nhất]]. Các kết quả đã không được như mong muốn. Tại Adyss trong năm 255 TCN, những chú voi Carthage đã không hiệu quả do địa hình, trong khi tại [[trận Panormus]] trong năm 251 TCN người La Mã đã có thể khiến những con voi Carthage hoảng sợ, mà chạy trốn khỏi chiến trường. Trong [[Chiến tranh Punic lần thứ hai]], [[Hannibal]] nổi tiếng đã dẫn một đội quân voi chiến vượt dãy núi Alps - mặc dù không may là hầu hết trong số chúng thiệt mạng trong điều kiện khắc nghiệt. Người La Mã đã phát triển chiến thuật có hiệu quả chống voi chiến, dẫn đến thất bại của [[Hannibal]] tại trận chiến cuối cùng của ông ở Zama năm 202 trước Công nguyên, những con voi xung kích của ông là không hiệu quả vì người La Mã chỉ đơn giản là tách những trung đội thành những lối cho chúng vượt qua.
 
Rome đã mang về nhiều voi ở phần cuối của cuộc chiến tranh Punic, và sử dụng chúng trong các chiến dịch của mình trong nhiều năm sau đó. Các cuộc chinh phục ở Hy Lạp đã cho thấy nhiều trận đánh mà trong đó người La Mã đã triển khai voi chiến, bao gồm các cuộc xâm lược Macedonia vào năm 199 TCN, cuộc chiến ở Cynoscelphalae năm 197 TCN,<ref>[http://www.roman-empire.net/army/cynoscephalae.html. The Battle of Cynoscephalae]</ref> [[trận Thermopylae]],<ref>The Syrian Wars, IV,16-20. English translation from: Horace White ed., 1899.</ref> và [[trận Magnesia]] năm 190 TCN , trong số năm mươi bốn con voi của Antiochos III đã rơi vào tay lực lượng La Mã tới mười sáu. Trong năm sau, người La Mã đã triển khai 22 con voi tại Pydna trong năm 168 TCN <ref>Davis, p. 51.</ref> Chúng cũng là lực lượng được sử dụng đặc trưng trong suốt chiến dịch La Mã chống lại người Celtiberia ở Hispania và chống lại người Gaul.
 
Lần sử dụng cuối cùng có ý nghĩa của những con voi chiến ở Địa Trung Hải là chống lại người La Mã tại [[trận Thapsus]], 46 TCN, nơi mà [[Julius Caesar]] trang bị cho thứ năm Quân đoàn của ông(Alaudae) với rìu và ra lệnh cho những người lính Lê dương của mình tấn công vào chân của con voi. Thapsus là trận chiến cuối cùng có sử dụng voi ở phương Tây.<ref>Gowers, ''African Affairs''.</ref>
[[Hình:Vartanantz.jpg|nhỏ|250px|A medieval Armenian miniature representing the [[Sassanid|Sassanid Persian]]s War elephants in the [[Battle of Vartanantz]].]]
Các triều Parthia của Ba Tư thỉnh thoảng sử dụng voi chiến trong trận chiến của họ chống lại [[Đế quốc La Mã]][cần dẫn nguồn] nhưng những con voi đã có tầm quan trọng đáng kể trong quân đội của [[nhà Sassanid|triều đại Sassanid]] tiếp theo.<ref>Rance (2003); Charles (2007)</ref> Người Sassanids sử dụng nhiều loại động vật trong nhiều chiến dịch của họ chống lại kẻ thù phía Tây. Một trong những trận chiến đáng nhớ nhất là [[trận Vartanantz]] vào năm 451 CN, khi mà những voi Sassanid khiến người Armenia phải khiếp sợ. Một ví dụ khác là [[trận al-Qādisiyyah]] vào năm 636 CN, trong đó một lực lượng gồm 33 con voi đã được sử dụng, mặc dù không thành công, chống lại quân xâm lược [[Ả Rập]].Những quân đoàn voi Sassanid đã giữ một vị trí ưu việt trong lực lượng kỵ binh của nhà Sassanid và đã được tuyển mộ từ Ấn Độ. Các quân đoàn voi nằm dưới sự chỉ huy của một vị chỉ huy đặc biệt, được gọi là Zend-hapet, hoặc "vị tướng của người Ấn Độ", hoặc bởi vì những con vật này đến từ quốc gia đó, hoặc bởi vì chúng chịu sự điều khiển bởi những người bản xứ của [[Hindustan]] <ref>Rawlinson, p.189.</ref> .
===Thời cổ đại : Viễn Đông===
[[Tập tin:Death of the Nabob of the Carnatic by Paul Philipoteaux.jpg|250px|nhỏ|War elephants in battle during the [[Carnatic Wars]].]]
 
Ở Trung Quốc, việc sử dụng những con voi chiến tương đối hiếm so với các nơi khác<ref name="schafer 290">Schafer, p.290.</ref><ref>An earlier "isolated instance" (Schaefer, p.290), when "elephants with torches bound to their tail were sent into enemy ranks" does not comply to the given definition of a war elephant as a trained and guided war beast. Quite the contrary, the use of maddened and guideless animal missiles indicates that the Chinese then had not yet mastered the complex skills necessary for training and guiding elephants into combat.</ref> . Những ghi chép sớm nhất về việc sử dụng voi của họ diễn ra vào cuối năm 554 CN khi nhà [[Tây Ngụy]] triển khai hai con voi chiến mặc giáp sắt từ [[Lĩnh Nam]] trong trận chiến, điểu khiển bở những nô lệ Mã Lai, và được trang bị tháp bằng gỗ và những thanh gươm gắn chặt vào cái vòi của chúng .<ref name="schafer 290"/> Các con voi đã phải quay đầu bỏ chạy bởi các mũi tên của cung thủ ".<ref name="schafer 290"/>
 
So ranh, các quốc gia láng giềng cũng hết mực đề cao việc sử dụng tượng binh. Sử liệu xứ [[Sri Lanka|Tích Lan]] kể lại rằng những con voi được các nhà vua cưỡi khi thân chinh cầm quân xuất trận,<ref>[http://www.lankalibrary.com/wlife/elephants6.htm Sri Lankan Elephants]</ref> với ghi chép cụ thể về một vài ông vua trên lưng voi chiến. Thí dụ, trong trận đánh lịch sử vào năm 200 trước Công Nguyên, Quốc vương [[Dutugamunu]] cưỡi voi [[Kandula]] còn Quốc vương [[Elara]] thì cưỡi voi [[Maha Pambata]], 'Tảng đá lớn'.<ref>[http://mahavamsa.org/2008/05/war-king-elara/. War Against King Elara]</ref> Ở miền [[Đông Nam Á]], bên vùng biên cương cuả [[Việt Nam]] ngày nay, Quân đội [[Chiêm Thành]] đã triển khai đến 602 con voi chiến trong cuộc chiến tranh chống [[nhà Tùy]] bên Trung Hoa.<ref name="ebrey 90"/>
==Thời trung cổ==
[[Hình:RomanesqueElephant.jpg|nhỏ|100px|trái|A Romanesque painting of a war elephant. Spain, 11th century.]]
Trong thời Trung cổ, voi hiếm khi được sử dụng ở châu Âu. [[Charlemagne]] đã đem theo con voi của mình, [[Abul-Abbas]], khi ông giao chiến với người Danes trong năm 804,<ref>[http://www.teenspoint.org/reading_matters/columns2.asp?column_id=519&column_type=thistle His Majesty's Elephant]</ref> và trong một cuộc Thập Tự Chinh ,Hoàng đế của đế chế La Mã Thần thánh Frederick II đã có cơ hội để bắt một con voi tại [[Đất Thánh]], mà sau đó được sử dụng trong việc chiếm Cremona năm 1214, nhưng việc sử dụng của các cá thể đơn lẻ này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn thực tế.
[[Hình:Bayon Angkor Relief1.jpg|nhỏ|phải|250px|The [[Khmer Empire|Khmer]] army waged war with elephants against the [[Cham (Asia)|Cham]] in the 12th century.]]