Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (12), , → , , : → : using AWB
n sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: . → . (2) using AWB
Dòng 36:
| ngày an táng =
}}
'''Friedrich Wilhelm I''', còn viết là '''Frederick William I''' ([[16 tháng 2]] năm [[1620]] – [[29 tháng 4]] năm [[1688]]) là vị [[Vương công-Tuyển hầu tước|Tuyển hầu tước]] thứ 11 của xứ [[Lãnh địa Bá tước Brandenburg|Brandenburg]]<ref>Edward Everett, James Russell Lowell, Henry Cabot Lodge, ''The North American review'', Tập 88, O. Everett, 1859, trang 505</ref>, và cũng là [[Quận công]] của xứ [[Công quốc Phổ|Phổ]] ("[[Phổ-Brandenburg]]"), trị vì từ năm [[1640]] đến khi qua đời năm 1688. Ông là một lãnh chúa [[nhà Hohenzollern]], và thường được gọi là '''Tuyển hầu tước vĩ đại'''<ref>Thomas Henry Dyer, [http://books.google.com.vn/books?id=KBEMAAAAYAAJ&pg=PA46&dq=%22Frederick+WilliaM# ''The history of modern Europe: from the fall of Constantinople, in 1453, to the war in the Crimea, in 1857''], Tập 3, J. Murray, 1864, trang 66</ref> (''Der Große Kurfürst'') vì ông là một nhà chính trị và thống soái kiệt xuất, đánh bại liên quân Pháp - Thụy Điển<ref name="lawrence"/>. Dưới triều đại ông, xứ Brandenburg đã buộc vua Ba Lan phải nhượng cho vùng [[Đông Phổ]], thoát khỏi tình trạng chư hầu của Nhà nước [[phong kiến]] Ba Lan.<ref name="wheadlams"/><ref name="leistcater">William Leist Redwin Cates, ''A dictionary of general biography: with a classified and chronological index of the principal names ...'', trang 391</ref> Theo một tác giả người Pháp, qua mọi chính sách, ông luôn thể hiện sự huy hòang và táo bạo của mình.<ref name="americanev"/>
 
Là vị chúa đương thời của vua Pháp [[Louis XIV của Pháp|Louis XIV]], ông là vị sáng tổ của [[Vương quốc Phổ|nền quân chủ chuyên chế nước Phổ]];<ref>Edward McNall Burns, ''Western civilizations, their history and their culture'', Tập 2, trang 530</ref> từ đội quân đánh thuê của mình, ông thiết lập một [[đội quân chính quy thường trực]], với kỷ luật tốt.<ref>George Ripley, ''The American cyclopaedia: a popular dictionary of general knowledge'', Tập 7, trang 420</ref><ref name="jbiseng"/> Sau khi đánh bại quân Ba Lan,<ref name="lawrence">D. H. Lawrence, Philip Crumpton, ''Movements in European History'', trang 211</ref> ông đánh nhau với Đế quốc [[Thụy Điển]], và [[Trận Fehrbellin|chiến thắng lừng lẫy của ông tại Fehrbellin (1675)]], được xem là cái ngày vĩ đại đầu tiên trong suốt chiều dài lịch sử quân sự của Vương quốc Phổ - Lãnh địa Bá tước Brandenburg.<ref name="thoidai">Russell Frank Weigley, ''The Age of Battles: The Quest for Decisive Warfare from Breitenfeld to Waterloo'', trang 125</ref> Qua chiến công oanh liệt đó, ông được gọi là ''"Nhà chinh phạt của vùng [[Fehrbellin]]"''<ref>Andrew Archibald Paton, ''Researches on the Danube and the Adriatic; or Contributions to the modern history of Hungary and Translvania, Dalmatia and Croatia, Servia and Bulgaria'', Tập 2, trang 354</ref>. Là một vị vua cơ hội chủ nghĩa,<ref>Thomas Munck, ''Seventeenth century Europe: state, conflict, and the social order in Europe, 1598-1700'', trang 374</ref> chính ông đã dẫn đến sự xuống dốc của Thụy Điển - đế quốc hùng mạnh nhất ở Bắc Âu trong thời gian đó.<ref>Rossiter Johnson, ''The Great Events by Famous Historians'', Tập 12, trang 411</ref>
Dòng 98:
[[Tập tin:Grosser Kurfuerst Fehrbellin.jpg|nhỏ|phải|180px|Tượng ông ở [[Fehrbellin]], do [[Fritz Schaper]] tạc.]]
 
Nhờ vào thiên tài của ông, xứ Brandenburg đã xóa bỏ những hiểm họa vốn bùng phát kể từ thời vị Tuyển hầu tước yếu kém George William.<ref>Jared Sparks, Edward Everett, James Russell Lowell, Henry Cabot Lodge, Making of America Project, ''The North American review'', Tập 88, trang 506</ref> Đầu triều ông, lãnh địa Phổ - Brandenburg dù mở rộng, nhưng có dân số ít ỏi trở nên khó khăn, vì thế Tuyển hầu tước Friedrich Wilhelm I quyết định phải xây dựng Quân đội.<ref name="stanleysandelre"/> Cũng nhờ có tài năng xuất chúng của ông, ngay từ năm 1644, ông đã xây dựng một [[đội quân chính quy thường trực]] đầu tiên trong lịch sử Phổ - Brandenburg.<ref>Robert Kent Gooch, Karl Loewenstein, Arnold John Zurcher, Michael T. Florinsky, Nils Herlitz, John Henry Wuorinen, ''Governments of continental Europe'', Tập 1, trang 290</ref><ref name="HoangGiaAnh"/> Ông xóa bỏ đội quân đánh thuê, và, để bảo vệ lãnh địa giữa lúc cuộc chiến tranh Ba mươi năm vẫn chưa kết thúc, ông tuyển mộ binh sĩ từ các xứ Phổ, Cleves, hay Brandenburg, và lập nên một đạo quân chính quy thường trực với 5.500 binh sĩ. Trong đội quân này cũng có 500 Ngự lâm quân của nhà chúa.<ref name="mshennan"/> Dựa theo hình mẫu của Đế quốc Hà Lan,<ref name="henrykamen"/> ông nổi tiếng vì đã thiết lập Quân đội Phổ - Brandenburg gồm 40.000 binh sĩ vào năm 1678, nhờ sự phò tá của Cục trưởng [[Joachim Friedrich von Blumenthal]] và Cục Quân nhu Phổ - Brandenburg. Ông cho lập các Trường Quân sự, phong các địa chủ [[Junker]] làm Sĩ quan Quân đội Brandenburg. Ông xây dựng lực lượng Quân đội Brandenburg chỉ trong vòng 20 năm, Quân đội Brandenburg được huấn luyện kỹ và có Kỷ luật cứng rắn.<ref name="stanleysandelre"/> Với 45.000 binh sĩ, [[Quân đội Phổ]] - Brandenburg trở thành lực lượng Quân đội lớn thứ tư của châu Âu thời đó, qua việc đưa xứ Brandenburg trở thành một liệt cường quân sự: đây là lực lượng Quân đội đánh bại quân Thụy Điển và xóa bỏ danh tiếng của Đế quốc Thụy Điển thời bấy giờ.<ref name="jbiseng"/><ref>Thomas Campbell, ''Frederick the Great and His Times Volume One'', trang 18</ref> Vào thời đó, lực lượng Quân đội Brandenburg hùng mạnh với kỷ cương xuất sắc của ông trở thành một đội quân đặc biệt hùng tráng.<ref name="HoangGiaAnh">''The Royal military chronicle: or, the British officer's monthly ...'', Tập 3, trang 184</ref><ref>William Coxe, ''History of the House of Austria: from the foundation of the Monarchy by Rhodolph of Hapsburgh to the death of Leopold the Second 1218 to 1792'', Tập 2, trang 75</ref>
 
[[Tập tin:Blendnische mit Kolossalbüste des Großen Kurfürsten.JPG|phải|nhỏ|180px|Vị Tuyển hầu tước vĩ đại]]