Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghệ thuật trừu tượng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n →‎Liên kết ngoài: replaced: {{tham khảo}} → {{tham khảo|2}}
n →‎Phong Cách: clean up, replaced: , → ,, . → . (3), ( → ( using AWB
Dòng 11:
 
== Phong Cách ==
Về mặt kỹ thuật, tiền bối của trường phái này chính là [[Chủ nghĩa siêu thực|Trường phái Siêu thực]], nổi bật về sự sáng tạo tự sinh và vô thức hay tiềm thức .Bức vẽ với những chấm màu lem nhem trên vải dầu để giữa sàn nhà của [[Jackson Pollock]] đã trở thành 1 phương pháp và là nguồn gốc cho những tác phẩm của [[André Masson]], [[Max Ernst]] và [[David Alfaro Siquerios]]. Một biểu hiện quan trọng ban đầu khác để hình thành nên một trường phái như vậy là tác phẩm của hoạ sĩ vùng tây bắc nước Mỹ - [[Mark Tobey]], đặc biệt là những bức tranh sơn dầu ''“white-writing”'' tuy không có kích thước lớn nhưng đã cho thấy trước được cái nhìn ''“mọi mặt”'' từ bản vẽ ướt của Pollock.
 
Tên gọi của trường phái bắt nguồn từ sự hoà hợp giữa cảm xúc mãnh liệt,sự tiết xác của trường phái nghệ thuật Đức và óc thẩm mỹ chống sự bóng bẩy,hoa văn của những trường phái nghệ thuật trừu tượng phương Tây như ''chủ nghĩa tương lai,Bauhaus và trường phái Lập thể nhân tạo''. Thêm nữa,nó chính là hình ảnh đại diện cho tính cách nổi loạn, vô chính phủ ,cực kỳ đặc trưng và đôi khi thật hư vô. Trên thực tế, thuật ngữ này áp dụng cho bất kỳ 1 nhóm nghệ nhân nào làm việc tại New York và có phong cách sáng tác khác lạ, hoặc cho cả những tác phẩm vừa không trừu tượng vừa không biểu hiện. Trường phái ''“trừu tượng hành động”'' giàu năng lượng của Pollock khá khác biệt về mặt kỹ thuật lẫn mĩ học so với trường phái chuộng sự bóng bẩy của [[Willem de Kooning]] (qua chuỗi tác phẩm Women đầy bạo lực và kệch cỡm) và so với bảng màu trong tranh mảng màu của Mark Rothko (Rothko từ chối gọi pha cuối trong trào lưu tranh Mỹ này là trừu tượng biểu hiện và nó cũng không thường được gọi như thế) .Tuy nhiên cả 3 danh hoạ đều được phân loại vào nhóm các nghệ nhân trừu tượng biểu hiện.
 
Chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện mang nhiều điểm tương đồng về văn phong nghệ thuật với các hoạ sĩ Nga giai đoạn đầu thế kỷ 20,có thể kể đến Wassily Kandinsky. Mặc dù tính tự sinh hay những ấn tượng về sự tự sinh tạo nên cá tính cho những tác phẩm thuộc ''phái trừu tượng biểu hiện'' nhưng đa số các sáng tạo đều được phác thảo 1 cách kỹ càng nếu vẽ ở khổ lớn. Với những bậc thầy như [[Paul Klee]], Wassily Kardinsky, [[Emma Kunz]] và sau đó là [[Rothk]], [[Barnett Newman]], [[John McLaughlin]] và [[Agne Martin]], nghệ thuật trừu tượng, 1 cách hết sức rõ rang, là sự bao hàm của những ý tưởng liên quan đến tâm linh,sự vô ý thức và trí óc.
 
Câu hỏi ''Tại sao phong cách này lại chấp nhận như 1 xu hướng chi phối chủ đạo'' là chủ đề gây tranh cãi. Chủ nghĩa hiện thực xã hội của Mỹ là 1 xu hướng chính những năm 1930. Điều đó có được từ sự ảnh hưởng của cuộc ''Đại khủng hoảng'' và cũng bởi những thợ vẽ tranh tường Mexico như [[David Alfero Siquerios]] và [[Diego Rivera]] .Giới hạn về chính trị hậu Thế chiến II đã không còn chịu đựng được những cuộc phản đối quy mô xã hội của những hoạ sĩ này. Chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện trỗi dậy trong suốt Thế chiến II và bắt đầu được phát hiện vào đầu những năm 40 trong những triển lãm tranh tại New York như triển lãm Nghệ thuật của thế kỷ. Kỷ nguyên Chống Cộng ( McCarthy era hay McCarthyism) sau Chiến tranh Thế Giới 2 là thời kỳ của cơ quan kiểm duyệt nghệ thuật, những bức tranh có chủ đề trừu tượng hay phi chính trị sẽ được xem là an toàn nhưng nếu chủ đề có liên quan đến chính trị, sự nhận định phần lớn dựa vào người trong cuộc.
 
Trong khi trào lưu này luôn gắn liền với hội hoạ với các hoạ sĩ như [[Arshile Gorky]], [[Franz Kline]],[[Clyffort Still]], [[Hans Hofman]], [[Willem de Kooning]], [[Jackson Pollock]] và những tên tuổi khác,thì nó cũng tích hợp trong mình các khía cạnh nghệ thuật khác như tranh cắt dán có đại diện là [[Anne Ryan]] và điêu khắc có các thành viên quan trọng như [[David Smit]]h cùng vợ [[Dorothy Dehner]], [[Herbert Ferber]], [[Isamu Noguchi]], [[Ibram Lossaw]], [[Theodore Roszak]], [[Phillip Pavia]], [[Mary Cellary]], [[Richard Stankiewicz]], [[Louise Bourgeois]] và [[Louise Nevelson]].