Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường lang quyền”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: <references/> → {{tham khảo}}, , → , (5) using AWB
Dòng 4:
Đây là môn quyền thuật bắt chước hình thái động tác của [[bọ ngựa]] ([[chữ Hán]]: 螳螂; đọc âm là "đường lang") đang giơ hai càng và chân trước ra phía nên phái võ này có tên là ''phái võ con bọ ngựa cầu nguyện'' thông thường gọi là '''Đường lang quyền'''. Tương truyền cuối Tống đầu Nguyên ở huyện Tức Mặc tỉnh Sơn Đông có người tên là Vương Long (Wang Lang), sau khi thi võ thất bại, ngẫu nhiên thấy cảnh con bọ ngựa vồ bắt ve sầu bèn sáng tạo ra các kỹ pháp võ thuật như móc, nhấc, ngắt, gác, lừa, quấn, bổ, trượt... rồi thành môn quyền này, đó là phái Đường Lang của [[Bắc Thiếu Lâm]] lưu hành suốt một dải [[Sơn Đông]], [[Sơn Tây]] [[Giao Châu]], [[Giao Chỉ]]. Qua trường kỳ tập luyện mà hình thành nên các lưu phái. Sự khác biệt cơ bản giữa Sơn Tây Đường Lang Quyền và Sơn Đông Đường Lang Quyền là Sơn Tây Đường Lang Quyền có tính nhu dùng nhu chế cương, các tư thế luôn luân phiên dựa trên nội công và ngoại công để tấn công nên còn gọi là Nhuyễn Đường Lang Công; Sơn Đông Đường Lang Quyền rất nhanh, khỏe và dữ dội, cách tấn công rất mạnh mẽ nên còn gọi là Mãnh Đường Lang Quyền.
 
Còn hai môn Đường Lang quyền nữa sau này của Chu Á Nam (Chow Áh Naam) sáng tác gọi là Chu Gia Đường Lang quyền (Chow Gar Tanglangquan 周家螳螂拳) và Châu Phúc Đồ (Chu Fook To, Chu Fook Too, Chu Fook Tou, Chu Fook Tu),là hậu duệ của Minh Thái Tổ Châu Nguyên Chương (tiếng Việt trước đây dịch sai âm là Chu Nguyên Chương), sáng tác gọi là Châu gia Đường Lang quyền(Chu Gar Tanglangquan 朱家螳螂拳) <ref>Không nên lẫn lộn hai danh từ '''[[Jow Ga]]''' hay '''[[Chow Kar]]''' ám chỉ trường phái [[Chung Ngoại Châu Gia]] hay [[Thiếu Lâm Châu Gia]], [[Châu Gia Quyền]] do Châu Long (Jow Lung) sáng tạo ra từ [[Hồng Gia Quyền]] trong dòng [[Nam Quyền]] của [[Nam Thiếu Lâm]] , trong khi '''[[Chow Gar]]''' ám chỉ môn phái Nam Đường Lang quyền do Châu Á Nam (Chow Áh Naam) sáng tạo cũng có nguồn gốc từ [[Nam Thiếu Lâm]] như [[Chung Ngoại Châu Gia]], lưu ý cách viết chính tả của chúng hao hao nhau nhưng thật ra khác nhau.</ref>, hai môn này còn gọi là Nam Đường Lang quyền ('''Southern Praying Mantis Fist''') có nguồn gốc từ [[Nam Thiếu Lâm]] sau này ở [[Phúc Kiến]].
 
==Đặc trưng kỹ pháp==
Dòng 14:
 
==Các lưu phái Bắc Đường Lang quyền chủ yếu==
*'''1.Thất tinh đường lang quyền''' (còn gọi là La Hán Đường Lang) thuộc loại ngạnh (cứng) đường lang. Giá thức cơ bản thì lấy thất tinh bộ làm cơ sở. Kình lực cứng gọn, quấn ngang đâm thẳng. Luyện công chia ra làm ba phần: thứ nhất là cơ bản công, bao gồm hông, chân, vai, công, trạm trang, bá đả công v.v.. Thứ hai là kỹ thuật bài múa bao gồm các tổ hợp nhỏ các động tác múa. Về bài bản này có sáp chùy (cắm gõ), phiên xa(lật xe), bảng bộ (bước nhảy), lan tiệt (nhăn cắt), trích khôi (lấy mũ), song sáp hoa (mai hoa cắm), thập bát hoa (18 thoi), tỏa cương (đục thép), nhu linh, trích yếu, đường lang cửu chuyển thập bát diệt (9 lần chuyển, 18 lần ngã) , bạch viên xuất động (vượn trắng rời hang), thâu đào (lấy trộm đào), hiến quả (dâng quả), nhập động (vào hang), sách thủ phách án (dang tay vỗ án) v.v... Thứ ba là sách luyện (luyện rộng) bao gồm tạp trang (dậm tấn), thích đả đại (đánh bao cát), báy luyện toàn thân 12 lượt gõ, tán đả.
 
*'''2. Mai Hoa Đường Lang Quyền''' thuộc loại ngạnh đường lang, công phu cứng rắn dương cương. Loại quyền này lấy tam hoa thủ làm chiêu số riêng, tức là khi ra tay thì ba, năm đòn ra liền một thể giống như một đóa hoa mai năm cánh nên thành tên. Về kình pháp thì coi trọng thuận kình, xảo kình, nhu công. Các bài múa có phiên xa (lật xe), băng bộ (bước nhảy), lan tiết (ngăn cắt), mai hoa lộ, bạch viên thâu đào (vượn tráng trộm đào), bát trửu (khuỷu), truyền kỹ, trích yếu v.v...
 
*'''3. Lục Hợp Đường Lang''' còn gọi Mã Hầu Đường Lang thuộc nhuyễn đường lang, công phu mềm theo đường âm nhu. Lọai quyền này hấp thu lý luận về quyền: nội tam hợp (tức tâm hợp ý, ý hợp khí, khí hợp lực) và ngoại tam hợp (tay và chân hợp, khuỷu và gối hợp, vai và háng hợp) làm yêu lĩnh cơ bản , nhấn mạnh nội ngoại tương hợp, động tác thì thường là nhu, kình lực thì dài có chia cương nhu, minh, ám, hoạt (tức cứng mềm, rõ ràng, ngầm , trơn) năm loại kình lực. Về bộ pháp có trước nâng sau kéo. Về bài bản có đoản chùy, song phong , thiết thích, tiên thủ bôn, chiếu diện đăng, tiệt thủ quyển đên lục hợp trích yếu 93 thủ v.v...
 
==Các lưu phái Đường Lang quyền hiện hành==
Dòng 50:
 
==Chú thích==
{{tham khảo}}
<references/>
 
==Liên kết ngoài==