Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Bảy Năm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n replaced: , → ,
n clean up, replaced: . → . (2) using AWB
Dòng 87:
 
=== Năm 1760 ===
Tuy lâm vào tình thế khó khăn như Quốc vương Friedrich II Đại Đế xuất quân đánh tan tác liên quân Nga - Áo trong [[trận Liegnitz (1760)]]. Sau đó, ông lại đánh bại quân Áo trong [[trận Torgau]].<ref>Charles Robert Leslie Fletcher, ''An Introductory History of England ...: From the restoration to the beginning of the great war. 1909'', trang 217</ref>
 
=== Năm 1761 ===
Dòng 107:
Trong lúc đó, toàn bộ liên quân chống Phổ đều kiệt quệ cả, mệt mỏi vì chiến tranh và suy sụp kinh tế,<ref>Charles George Herbermann, Knights of Columbus. Catholic Truth Committee, John Joseph Wynne, ''The Catholic encyclopedia: an international work of reference on the constitution, doctrine, discipline, and history of the Catholic church'', Tập 9, trang 665</ref> vì thế họ vẫn không thể diệt nổi nước Phổ. Nước Nga mất vô số nhân lực và tiền của, nước Pháp ngày càng lâm vào tình cảnh hấp hối trong khi Nữ hoàng Áo là Maria Theresia phải sa thải 20.000 binh sĩ vì họ đòi tiền.<ref name="sthaldis">Stacy Bergstrom Haldi, ''Why wars widen: a theory of predation and balancing'', các trang 31-32, trang 38.</ref><ref name="brackenb"/> Tình hình chính trị và quân sự châu Âu trở nên bế tắc, nước Áo gặp những khó khăn về tài chính, nước Nga mệt mỏi với cuộc chiến tranh, nước Thụy Điển còn chuẩn bị rút khỏi cuộc chiến tranh, trong khi [[Đế quốc Ottoman]] - Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra lạnh lùng với nước Pháp.<ref>Jonathan R. Dull, ''The French Navy and the Seven Years' War'', trang 217</ref> Với ý chí quyết đấu và tài năng tổ chức bộ máy Nhà nước - vốn là một trong những tài năng vĩ đại nhất của ông, nhà vua nước Phổ đã tăng gấp đôi quân số của mình.<ref name="brackenb">C B Brackenbury, C. B. Brackenbury, ''Frederick the Great'', trang 243</ref> Vào năm 1762, trong lúc liên quân kiệt quệ, Nữ hoàng Nga [[Elizaveta của Nga|Elizaveta Petrovna]] qua đời, Nga hoàng [[Pyotr III của Nga|Pyotr III]] lên kế ngôi vua. Cuộc chiến tranh Bảy năm là một cuộc chiến tranh tốn kém của nước Nga; người ta nói ông vô cùng ngưỡng mộ vua Friedrich II Đại Đế, và do đó ông đã ký kết [[Hiệp định Sankt-Peterburg]] vào ngày [[15 tháng 5]] năm 1762 - một chuyển biến lớn lao được xem là "[[Phép lạ của Nhà Brandenburg]]". Ông đã trả lại đất đai cho nhà vua nước Phổ, lại còn "biếu" cho Quân đội Phổ một quân đoàn của Quân đội Nga. Theo chân nước Nga, Vương quốc Thụy Điển cũng ký kết [[Hòa ước Hamburg]] vào ngày [[22 tháng 5]] năm 1762 với Vương quốc Phổ.<ref name="sthaldis"/>
Sau khi liên quân chống Phổ đều kiệt quệ và Đế quốc Nga và Vương quốc Thuỵ Điển ký hoà ước với Đại đế Friedrich II, ông đã mở ra chiến dịch năm 1762 và tập trung vào việc đánh bại quân Áo và quân Pháp.<ref name="khakieu330">Kha Xuân Kiều, Hà Nhân Học, sách đã dẫn, trang 330</ref><ref>''Illustrated Naval and Military Magazine: A monthly journal devoted to all subjects connected with Her Majesty's land and sea forces'', Tập 2, trang 290</ref> Giờ đây, Tướng Zakhar Grigoryevich Chernyshov cùng một đạo quân Nga - từng sát cánh với Thống chế Áo Ernst Gideon von Laudon trước kia - đứng về phe nhà vua Phổ. Quân Anh và quân Phổ đã giành được lợi thế trong cuộc chiến tranh Bảy năm. Trên mặt trận miền Tây, Thống chế - Công tước Ferdinand vùng Brunswick vẫn duy trì được sự huy hoàng của Vương quốc Phổ.<ref name>''Chambers's encyclopaedia: a dictionary of universal knowledge for the people ...'', Appleton, 1869, trang 637</ref> Vào ngày [[24 tháng 6]] năm [[1762]], Công tước Ferdinand thống lĩnh quân Phổ cùng liên quân Anh-Hanover-Brunswick-Hessian đánh thắng quân Pháp của Vương công Charles Rohan xứ Soubise và Duc D’Estrées trong trận chiến Wilhelmstahl, chỉ tổn thất 707 binh sĩ.<ref>Savory, Reginald, ''His Britannic Majesty's Army in Germany During the Seven Years War'', Oxford University Press, 1966, trang 375</ref>
 
Vào ngày [[9 tháng 7]] năm 1762, Nga hoàng Pyotr III bị Hoàng hậu Ekaterina là vợ ông lật đổ. Tuy nhiên, Nữ hoàng Nga mới là [[Ekaterina II của Nga|Ekaterina II Đại Đế]] chỉ đề nghị rút đạo quân Nga đang hỗ trợ vua Phổ về nước, chứ vẫn đề cao nền hòa bình<ref name="sthaldis"/>. Sở dĩ bà giữ vững nền hòa bình mà hai vua Pyotr III và Friedrich II Đại Đế đã thiết lập là do ngân khố quốc gia Nga đã trống rỗng, và quân sĩ Nga chưa được trả tiền công.<ref>Orville Theodore Murphy, ''Charles Gravier, Comte de Vergennes: French diplomacy in the age of revolution, 1719-1787'', các trang 137-138.</ref> Mặc dù có đồng minh, nhà vua nước Phổ bỏ thêm tiền vào ngân khố qua việc cướp phá tàn bạo các xứ [[Mecklenburg]] và [[Sachsen]] đang bị [[Quân đội Phổ]] chiếm đóng; không những thế, ông còn thực hiện một chính sách gây lạm phát cũng tàn nhẫn không kém, làm giảm giá đáng kể đồng tiền. Chính sách này của ông được những thương nhân người [[Do Thái]] hỗ trợ. Nhà vua nước Phổ vẫn tiếp tục đập tan tác liên quân Áo - Pháp trong một loạt trận chiến sau đó, với những chiến thắng lừng lẫy nhất là [[Cuộc vây hãm Schweidnitz (Chiến tranh Bảy năm)|cuộc tái chiếm thành]] [[Schweidnitz]] và giữa vững được vùng [[Silesia]] phía Bắc thành [[Glatz]].<ref name="ritter125"/> Trên mặt trận phía Tây, Vương công Ferdinand xứ Brunswick vẫn đánh bại quân Pháp như các chiến dịch trước, vai trò của ông chỉ là phòng thủ và ông đã thể hiện tài năng xuất chúng. Không những thế, Hoàng tử Heinrich cũng xuất quân đánh tan tác Quân đội Đế quốc La Mã Thần thánh trong [[trận Freiberg]] vào ngày [[29 tháng 10]] năm 1762.<ref name="ReferenceA">B Brackenbury, C. B. Brackenbury, ''Frederick the Great'', trang 245</ref> Không những toàn thắng tại xứ Sachsen, vị vua năng nổ Friedrich II Đại Đế đẩy lui quân Áo đến tận bức tường thành [[Praha]], xứ [[Čechy|Bohemia]]. Nhưng vậy, liên quân chống Phổ đã hoàn toàn thất bại và không thể chống nổi sự chống trả của nhà vua và toàn quân Phổ nữa.<ref name="ReferenceA"/> Trong thời gian đó, quân [[Thổ Nhĩ Kỳ]] cũng hỗ trợ ông: họ mở đầu cuộc chinh phạt xứ [[Hungary]]. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã kéo đến [[sông Donau|sông Danube]] và thắng lợi.<ref>John S. C. Abbott, ''The Empire of Austria; Its Rise and Present Power'', trang 287</ref>