Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nghìn lẻ một đêm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: {{cite web → {{chú thích web, . → . using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 58:
 
== Một số điểm đặc biệt ==
Những câu truyện nổi tiếng nhất của Sheherazade là [[Aladdin và cây đèn thần]], [[thủy thủ Sinbad]], [[Ali Baba và bốn mươi tên cướp]], tuy vậy, thực tế thì ''Aladdin và cây đèn thần'' cùng với ''Ali Baba và bốn mươi tên cướp'' chỉ được đưa vào lúc [[thế kỷ 18]] bởi [[Antoine Galland]], một nhà đông phương học người [[Pháp]], người cho rằng mình đã từng nghe kể về chúng ở [[Aleppo]], [[Syria]]. Nhiều câu truyện kể về [[djinnsjinn]], [[phù thủy]] và những nơi huyền thoại, thường được đặt lẫn với người và vùng địa lý thật.
 
Một đặc điểm nổi bật và xuyên suốt của '''Nghìn lẻ một đêm''' là cách dừng câu chuyện lại giữa chừng, báo trước sẽ hạ hồi phân giải, câu chuyện này được lồng vào câu chuyện khác, cũng có khi là tác giả tập trung nhiều nhân vật có tính chất khác nhau lại với nhau, rồi tạo nên tình huống buộc mỗi người phải kể một chuyện về chính mình. Và cách này, truyện muốn kết thúc đâu cũng được, hoặc muốn kéo dài bao nhiêu cũng là hợp lý. Đặc điểm ấy xuất phát từ một sự cần thiết sống còn: nàng Sheherazade phải ngừng câu chuyện của mình vào lúc trời sáng, đoạn hay nhất, hoặc hứa hẹn một câu chuyện khác sẽ còn hấp dẫn hơn nữa; nếu không tên bạo chúa Shahriyar sẽ thi hành quyết định của hắn và người kể chuyện sẽ không thể sống tới ngày hôm sau. Đó cũng là nghệ thuật độc đáo của người kể chuyện rong nhằm thu hút sự chú ý của thính giả, sao cho những người nghe không chán, không mệt, không bỏ ra về giữa chừng, và tối hôm sau sẽ còn nghe đông hơn hôm trước.
Dòng 72:
 
=== Trong văn hóa Ả Rập ===
Có ít bằng chứng cho thấy trong quá khứ ''Nghìn lẻ một đêm'' đã được thế giới Ả Rập trân quý. Nó ít được nhắc đến trong danh sách các tác phẩm văn học phổ biến và có rất ít bản thảo trước thế kỷ 18 còn sót lại.<ref>Reynolds (2006), tr. 272</ref> NếuTrong sothế sánhgiới với thơRập thìthời Trung cổ, truyện giả tưởng có địa vị văn hóa thấp tronghơn thếso giớivới Ả Rập thời Trung cổthơ. TruyệnNgười bịta gạtxem sangtập lềtruyện này bị cho làthứ ''khurafa'' (truyện không chắc có thực chỉ dành cho phụ nữ và trẻ em giải trí). Theo Robert Irwin, "Ngay cả hiệnthời nay, trừ một số nhà văn và viện sĩ, thì ''Nghìn lẻ một đêm'' vẫn còn bị khinh bỉ trong thế giới Ả Rập. Những mẩu truyện này bị xem là thông tục, không chắc có thực, ấu trĩ và được viết rất tệ hại".<ref>Irwin (2005), tr. 81-82</ref> Tuy nhiên, ''Nghìn lẻ một đêm'' vẫn là nguồn cảm hứng cho một số nhà văn hiện đại người Ai Cập, chẳng hạn [[Tawfiq al-Hakim]] (tác giả của vở kịch tượng trưng nhan đề ''Shahrazad'', 1934), [[Taha Hussein]] (tác giả của ''Scheherazade's Dreams'', 1943)<ref name="Encyclopaedia Iranica">{{chú thích web|url=http://www.iranicaonline.org/articles/alf-layla-wa-layla |title=Alf layla wa layla |publisher=Encyclopaedia Iranic |date= |accessdate=2013-10-18}}</ref> và [[Naguib Mahfouz]] (tác giả của ''Những ngày và đêm Ả Rập'', 1981).
 
=== Các ảnh hưởng ban đầu lên văn học châu Âu ===
Dòng 82:
Tập truyện ''Nghìn lẻ một đêm'' hiện đại bắt nguồn từ bản dịch của Antoine Galland (năm 1704). Thành công tức thì đến với bản dịch của Galland có lẽ là vì nó ra mắt đúng lúc diễn ra phong trào đọc ''contes de fées'' (tạm dịch: "truyện cổ tích") - khởi đầu từ ''Histoire d'Hypolite'' của [[Madame d'Aulnoy]] vào năm 1690. Cuốn sách của d'Aulnoy có kết cấu rất giống với tác phẩm ''Nghìn lẻ một đêm'' và cũng được dẫn dắt bởi một người nữ. Thành công của ''Nghìn lẻ một đêm'' lan tỏa khắp Âu châu. Cuối thế kỷ 18, nó đã được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Đan Mạch, tiếng Nga, tiếng Flemish và tiếng Yiddish.<ref>Reynolds (2006), tr. 279-81</ref> Bản truyện của Galland cũng kích thích một dòng thác truyện nhái, khi một số nhà văn Pháp bắt đầu nhái phong cách và bịa đặt một cách gượng gạo, hời hợt trên nền bối cảnh phương Đông. Một số ví dụ về truyện loại này là ''Les quatre Facardins'' (1730) của [[Antoine Hamilton|Anthony Hamilton]], ''[[The Sofa: A Moral Tale|Le sopha]]'' (1742) của [[Claude Prosper Jolyot de Crébillon|Crébillon]] và ''[[The Indiscreet Jewels|Les bijoux indiscrets]]'' (1748) của [[Denis Diderot|Diderot]]. Các tác phẩm này thường chứa đựng những sự ám chỉ đầy úp mở về xã hội Pháp đương thời.
 
''Nghìn lẻ một đêm'' cũng là tác phẩm yêu thích của nhiều tác giả Anh thời Lãng mạn và Victoria. Theo A. S. Byatt, "Trong nền thi ca Lãng mạn Anh, ''Nghìn lẻ một đêm'' là điều tuyệt vời đối nghịch với thứ trần tục, là thứ giàu tính tưởng tượng đối nghịch với sự buồn tẻ và ngày một phi lý."<ref>Byatt (2001), tr. 167</ref> [[William Wordsworth|Wordsworth]] và [[Alfred Lord Tennyson|Tennyson]] còn nhắc về tập truyện trong những bài thơ của họ.<ref>Irwin (2005), tr. 266-69</ref> Không khí của ''Nghìn lẻ một đêm'' được [[Charles Dickens]] mang vào đoạn mở đầu tiểu thuyết cuối cùng ''[[The Mystery of Edwin Drood]]'' (1870).<ref>Irwin (2005), tr. 270</ref>
 
Một số nhà văn còn cố gắng viết "Nghìn lẻ hai đêm", chẳng hạn [[Théophile Gautier]] (''La mille deuxième nuit'', 1842)<ref name="Encyclopaedia Iranica"/>, [[Joseph Roth]] (''Die Geschichte von der 1002. Nacht'', 1939).<ref name="Byatt p.168">Byatt (2001), tr. 168</ref> và [[Edgar Allan Poe]]. Poe có tác phẩm "[[s:The Thousand-and-Second Tale of Scheherazade|The Thousand and Second Tale of Scheherazade]]" (1845), trong đó mô tả thêm chuyến đi thứ tám cũng là cuối cùng của Sinbad. Truyện này kết thúc bằng việc nhà vua xử tử Scheherazade.