Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sơn Đông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2), → (19) using AWB
n →‎Thời kỳ phong kiến: clean up, replaced: ( → ( using AWB
Dòng 77:
 
Vào thời gian cực thịnh của [[nhà Tùy|triều Tùy]], số hộ tại khu vực nay là Sơn Đông chiếm 21% tổng số hộ toàn quốc. Chiến loạn những năm cuối triều Tùy đã phá hoại nặng nề Sơn Đông. Sau [[Trinh Quán chi trị]] thời [[Đường Thái Tông]] và [[Vĩnh Huy chi trị]] thời [[Đường Cao Tông]], Sơn Đông mới có thể khôi phục và phát triển. Thời [[nhà Đường]], khu vực Sơn Đông chủ yếu thuộc về Hà Nam đạo. Những năm Khai Nguyên và Thiên Bảo thời [[Đường Huyền Tông]], mỗi năm đều có hàng triệu [[thạch (Nhật Bản)|thạch]] lương thực được vận chuyển từ Sơn Đông đến [[Quan Trung]], và ở những nơi như đất Thanh (nay là Thanh Châu) và đất Tề (nay là Tế Nam), vật giá thấp hơn nhiều so với các khu vực khác tại Trung Quốc. Thời Đường, kính hoa lăng (镜花绫) Duyện châu, tiên văn lăng (仙纹绫) Thanh châu, đều là các sản phẩm dệt đẹp và tốt nổi tiếng trên toàn quốc. Đến cuối thời Đường, chiến tranh lại nổi lên khắp nơi. Các [[Truy Thanh tiết độ sứ]] từng kế tiếp nhau cát cứ Sơn Đông trong suốt 60 năm (758-819): [[Hầu Hi Dật]] (侯希逸), các thành viên họ Lý gồm [[Lý Chính Kỉ]] (李正己), [[Lý Nạp]] (李纳), [[Lý Sư Cổ]] (李师古), [[Lý Sư Đạo]] (李师道). Sang thời [[Ngũ Đại Thập Quốc]], Sơn Đông lần lượt thuộc cương vực của năm triều đại ngắn ngủi ở phương Bắc: [[nhà Hậu Lương|Hậu Lương]], [[Hậu Đường]], [[Hậu Tấn]], [[Hậu Hán]], [[Hậu Chu]]; trong thời gian này kinh tế Sơn Đông hoàn toàn đình trệ.
[[Tập tin:Pagoda at Lingyan Si.jpg|nhỏ|phải|Tích Chi tháp ( 辟支塔) tại [[Linh Nham tự]] (靈巖寺) ở Tế Nam, được xây từ năm 1056 đến năm 1063]]
[[Nhà Tống|Triều Tống]] tái thống nhất Trung Quốc vào cuối thế kỷ 10. Năm 1996, người ta đã tìm thấy hơn 200 bức tượng Phật giáo tại Thanh Châu, nó được ca ngợi là một phát hiện [[khảo cổ học]] lớn. Các bức tượng được cho là đã bị chôn vùi khi [[Tống Huy Tông]] đàn áp Phật giáo do ông ủng hộ [[Đạo giáo]]. Thời Bắc Tống, kinh tế Sơn Đông phục hồi và phát triển nhanh chóng, năm Tuyên Hòa thứ 1 (1119-1120) thời Tống Huy Tông, [[Tống Giang]] đã tập hợp 36 người nổi dậy tại Lương Sơn (nay thuộc huyện [[Bình Hồ]]), sự việc này được tiểu thuyết hóa trong tác phẩm [[Thủy hử|Thủy Hử truyện]]. Năm Chí Đạo thứ 3 (997), triều đình Tống chia toàn quốc thành 15 lộ, khu vực Sơn Đông hiện nay thuộc Kinh Đông lộ. Năm Hi Ninh thứ 5 (1072), triều đình Tống chính thức phân Kinh Đông lộ thành hai lộ là Kinh Đông Đông lộ và Kinh Đông Tây lộ, đại bộ phận Sơn Đông thuộc Kinh Đông Đông lộ, còn phần tây nam thuộc Kinh Đông Tây lộ.