Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Giuliô I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: đức cha → Giám mục using AWB
Hoangdat bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, replaced: đức thánh cha → Giáo hoàng using AWB
Dòng 30:
Năm 347, theo sáng kiến của hoàng đế Constans một công đồng đã được triệu tập ở Sardica ([[Sofia]] ngày nay) trong xứ Thracia, nhằm chấm dứt các xung đột. Công đồng có 160 nghị phụ trong đó có những vị nổi tiếng nhất của cả phương Đông và phương Tây gồm giám mục thành [[Antiokia]], [[Nicomedia]], [[Calcedonia]]. Tây phương có giám mục thành [[Treves]], [[Aquilea]], [[Ravenna]], [[Milano|Milan]], [[Cordoba]]. Giám mục [[Osio]] thành Cordoba được Giáo hoàng Giuliô I cử ngồi ghế chủ tọa. Phe Arius tới mang theo một viên sĩ quan của Constantius, song Giám mục Osio không cho viên sĩ quan này vào khiến cả phe rút lui.
 
Tại công đồng, các nghị phụ đông phương đòi ra vạ tuyệt thông Athanasiô và đề nghị lên án đứcGiáo thánh chahoàng Julius I và hai giám mục thành Cordoba và Sardica. Họ rút lui và tổ chức một công đồng riêng ở Philippopoli. Công đồng Sardica vẫn tiếp tục, tuyên bố Athanasiô vô tội và rút phép thông công những người đứng đầu phe Arius. Công đồng này đã thừa nhận quyền hành của Giám mục thành La-mã. Theo đó, người ta đưa vào việc là bất kỳ quyết định nào do các Công Đồng hay do các giám mục riêng rẽ (individual bishops) phê duyệt cũng có nghĩa là được Rôma chấp thuận.
Công đồng này cũng đưa ra những khoản luật liên quan đến việc kháng án lên Rô-ma. Theo đó: một giám mục bị các giám mục của giáo tỉnh mình lên án có thể kháng án lên Giáo hoàng dựa trên sáng kiến riêng của mình hoặc qua các thẩm phán của mình. Nếu Giáo hoàng tán thành sự kháng án, thì ngài sẽ bổ nhiệm một tòa án cấp hai được lấy từ các giám mục của các giáo tỉnh lân cận; nếu ngài nghĩ là thích hợp, ngài có thể gửi các thẩm phán đến tham dự cùng các giám mục.