Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: : → : (21) using AWB
Dòng 42:
 
== Lịch sử hình thành ==
=== Giai đoạn 1 : Từ 1984-1996 ===
[[Tập tin:anh4 nguyen trai.jpg|phải|nhỏ|220px|Trường tại đường Thanh Niên]]
Tháng 9/1984 Trường thpt chuyên Nguyễn Trãi chính thức được thành lập với tên gọi Trường Phổ thông Năng khiếu Hải Hưng đặt tại khi Trường Trung học phổ thông Hồng Quang cũ trên đường Nguyễn Văn Tố, với các lớp chuyên Toán, chuyên [[Văn chương|Văn]], chuyên Nga, chuyên Lý... và một số lớp chuyên cấp 2.
Dòng 50:
Năm 1994 trường được chuyển sang địa điểm mới nằm trên đường Thanh Niên. Đây là cơ ngơi rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với ngôi trường cũ, và ngôi trường mới này cũng là nơi đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của nhà trường trong công tác giáo dục và đào tạo. Do nhu cầu giáo dục đa dạng, toàn diện, mô hình các lớp chuyên ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Năm học 1995-1996 nhà trường đã có 28 lớp với 556 học sinh bao gồm các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Anh, Nga, Pháp. Giáo viên trực tiếp dạy là 45 thầy cô trong đó có 13 Thạc sỹ. Tập thể nhà trường đã được nhận [[Huân chương Lao động]] hạng Ba do nhà nước trao tặng và trước đó nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của [[Thủ tướng|Thủ tướng Chính phủ]]. Đặc biêt, tháng 4/1994 nhà trường đã vinh dự được đón [[Chủ tịch nước]] [[Lê Đức Anh]] về thăm trường. Trong thời kì này, đồng chí [[Bộ trưởng]] [[Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)|Bộ Giáo dục và Đào tạo]] [[Trần Hồng Quân]], Giáo sư – Viện sĩ [[Nguyễn Văn Hiệu]], Giáo sư [[Nguyễn Cảnh Toàn]] cũng đã về thăm và động viên thầy và trò nhà trường.
 
=== Giai đoạn 2 : Từ 1997 - 2007 ===
Cùng với sự kiện tách tỉnh [[Hải Hưng]] thành hai tỉnh [[Hải Dương]] và tỉnh [[Hưng Yên]], năm 1997, trường PT Năng khiếu Hải Hưng được đổi tên thành Trường thpt chuyên Nguyễn Trãi.
Năm 1997 - 1998 : Hai khối chuyên Sử và Địa được thành lập, nhà trường đã có đủ 11 khối chuyên.
 
=== Giai đoạn 3 : Từ 2007 - đến nay ===
Một sự kiện trọng đại đối với nhà trường là được sư quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo tỉnh Hải Dương, năm học 2007-2008, trường được chuyển sang địa điểm mới, nằm trên đường [[Nguyễn Văn Linh]] với tổng diện tích đất là 31.995m2. Đây là ngôi trường khang trang, hiện đại, tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động giáo dục của trường... các phòng học rộng rãi, sáng sủa, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu và quản lý được đầu tư một cách đồng bộ.
 
== Ban giám hiệu qua các thời kỳ ==
 
1. Nhà giáo ưu tú : '''Nguyễn Bạch Vân'''
''Hiệu trưởng :1984-1989''
 
2. Thạc sỹ : '''Đặng Tự Ân'''
''Phó hiệu trưởng : 1987-1989''
 
''Hiệu trưởng : 1989-1996''
 
3. Cô giáo '''Nguyễn Lan Phương'''
''Phó hiệu trưởng : 1986-1996''
 
''Hiệu trưởng : 1996-2007''
 
4. Thạc sỹ '''Phan Tuấn Cộng'''
''Phó hiệu trưởng : 2004-2007''
''Hiệu trưởng : 2007 - nay''
 
5. Thầy giáo '''Phạm Công Hùng''' - ''phó hiệu trưởng : 1984-1987''
 
6. Thạc sỹ '''Nguyễn Bá Đang''' - ''phó hiệu trưởng : 1996-1997''
 
7. Tiến sỹ '''Nguyễn Thành Văn''' - ''phó hiệu trưởng : 1996-1999''
 
8. Thầy giáo '''Chu Thừa Tuyên''' - ''phó hiệu trưởng : 1997-2003''
 
9. Thầy giáo '''Đỗ Mạnh Hưng''' - ''phó hiệu trưởng : 1999-nay''
 
10. Thạc sỹ '''Trịnh Ngọc Tùng''' - ''phó hiệu trưởng : 2004-nay''
 
11. Nhà giáo ưu tú '''Nguyễn Thị Nhị''' - ''phó hiệu trưởng : 2007-2012''
 
== Thành tích ==
Dòng 101:
 
=== Học sinh ===
Tính từ năm 1998 đến nay, năm nào nhà trường cũng có học sinh đạt giải Nhất Quốc gia, 100% các đội tuyển đều có giải, xếp hạng (không chính thức) từ năm 1998 đến nay về thành tích học sinh giỏi đứng thứ hạng thứ 4 đến thứ nhất, nằm trong top 5 trường mạnh nhất của cả nước. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay (2009) năm nào nhà trường cũng có học sinh đạt giải Quốc tế và khu vực, bao gồm 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc, 4 Huy chương Đồng, 1 bằng khen Olympic Quốc tế; 3 Huy chương Đồng châu Á Thái Bình Dương, 1 Huy chương Bạc Vật Lý châu Á, tiêu biểu là các em : Nguyễn Văn Khiêm, Nghiêm Viết Nam, Bùi Hữu Tài, Hoàng Trung Trí, Lê Thanh Tùng, Ngô Xuân Hoàng, Nguyễn Duy Mạnh, Phạm Thành Thái, Đỗ Thị Thu Thảo, Phạm Thành Long và Đỗ Xuân Cương. {{fact}}
 
Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông của nhà trường 25 năm qua đều là 100%, 10 năm gần đây tỷ lệ đỗ đại học thường xuyên đạt 95%. Tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, năm học 2008-2009 là một năm thành công rực rỡ của nhà trường với 57/66 giải [[Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông Việt Nam|Học sinh giỏi Quốc gia]], trong đó có 2 giải Nhất, 17 giải Nhì, 27 giải Ba và 11 giải Khuyến Khích, đứng thứ 3 toàn quốc về thành tích học sinh giỏi, 9 học sinh được gọi vào vòng 2, 4 học sinh được chọn vào đội tuyển Quốc gia dự thi khu vực và Quốc tế. Kết quả: em Phạm Thành Long đạt Huy chương Bạc Vật lý châu Á và [[Olympic Vật lý Quốc tế]]; em Nguyễn Trung Tùng được bằng khen Vật lý châu Á; em Nguyễn Xuân Cương đạt Huy chương Đồng [[Olympic Toán học Quốc tế]]. {{fact}}