Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Zorndorf”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: . → . (3) using AWB
n clean up, replaced: : → : (8) using AWB
Dòng 38:
Vị Trung tướng Phổ là Bá Tước [[Christoph Burggraf und Graf zu Dohna]] - sau khi kéo quân từ [[Pomerania]] về đánh Nga - thấy đạo quân Phổ của ông quá ít người để có thể địch nổi quân Nga đông như kiến cỏ, do đó ông quyết định phòng thủ vững chắc, lập căn cứ bên [[oder|sông Oder]]. Ông bảo vệ được bờ trái của dòng sông và điều này đã làm ông yên tâm, và củng cố lực lượng đồn binh của ông tại pháo đài [[Cüstrin]]. Nơi đây có đầm lầy, do đó quân Nga khó bề vây hãm, nhưng Fermor vẫn quyết tâm phải bắn phá được đồn binh của Dohna phải đầu hàng, và khi đó Fermor sẽ có được kho quân nhu bên sông Oder. Thế rồi, quân Nga bắn phá thị trấn Cüstrin ác liệt vào Thứ Ba ngày [[15 tháng 8]] năm 1758, hủy diệt nhà dân tại đây. Những người [[nông dân]] nói riêng và toàn thể nhân dân tại Phổ tại đây nói chung phải trốn dưới bức tường thành Cüstrin trước sự tấn công của quân Nga man rợ, và mọi của cải của họ đều bị thiêu rụi. Đến cả mạng sống của họ cũng khó mà giữ nổi. Tuy nhiên, Fermor đã thất bại: pháo đài Cüstrin vẫn vững chãi, quân Phổ quyết định phải đấu tranh đến người cuối cùng. Quân [[Pháo binh]] Nga phải ngừng bắn, trước sự ngạc nhiên của Fermor.<ref name="ThomasCarlyle322"/> Những cuộc bắn phá vô dụng của quân Nga không thể hạ nổi pháo đài anh dũng này.<ref name="ThomasCampbell183184">Thomas Campbell, ''Frederick the Great and His Times Part Three'', các trang 183-189.</ref> Trong khi ấy, nhà vua Friedrich II Đại Đế quyết định thân hành cầm quân đi đánh xứ [[Morava|Moravia]] thuộc Áo để hất cẳng quân Áo ra hỏi cuộc chiến tranh, từ đó sẽ khiến cho cuộc tấn công của người Nga bị vô hiệu hóa.<ref name="DuffyCh155"/> Nhưng rồi, cuộc tấn công xứ Moravia chẳng đem lại kết quả gì và đầu Mùa Hè năm 1758 ông lui binh về xứ [[Čechy|Böhmen]], sau đó kéo quân về tỉnh [[Silesia|Schliesen]], rồi lại phải thần tốc quân hành về phương Bắc khi hay tin đại quân Nga sang xâm phạm lãnh thổ của mình, để giải vây cho Cüstrin.<ref name="Stone7273"/><ref name="dupuy259">Trevor Nevitt Dupuy, Curt Johnson, David L. Bongard, ''The Harper encyclopedia of military biography'', trang 259</ref><ref name="Ritter116"/> Trời thật oi bức không tưởng tượng nỗi, nhưng nhà vua không thể bỏ qua trọng trách hết sức khó khăn của mình. Ông ra chỉ dụ cho các Sĩ quan Quân đội rằng nhất thiết phải bắn bỏ bất kỳ một binh sĩ nào tự ý rời bỏ quân ngũ và đồng đội. Quân ông hành về Liegnitz vào ngày [[10 tháng 8]], Dalke vào ngày [[15 tháng 8]] và Crossen trên sông Oder vào ngày [[18 tháng 8]] năm 1758. Trong suốt cuộc hành binh ấy, ông thường đọc các tác phẩm của nhà văn hào [[Cicero]] thời [[Cộng hòa La Mã]]. Khi lên xa giá ông vẫn "mọt sách", và gần như tuyệt đối luôn luôn giành thời gian để mà suy ngẫm về thi ca - ông có trí nhớ hết sức siêu việt và có thể đọc lên những dòng thơ dài, làm tất cả mọi người phải kinh ngạc. Cử chỉ của ông trong thời gian này làm cho ai cũng phải mến mộ. Ông đã phải từ bỏ một chiến dịch mà ông khát vọng mạnh mẽ (có nhẽ đây là một sai lầm). Ông đang đối mặt với cuộc xâm lược quê cha đất tổ bởi kẻ thù hùng mạnh hơn hẳn. Ông đã phải tái sắp đặt các kế hoạch của ông, để mà chiến đấu với hiểm nguy mới. Ông liên tục gửi thư cho chị gái là Nữ Bá tước Wilhelmina đang đau yếu ở đất khách quê người, do nỗi đau xót của ông trước thể trạng ốm yếu của người chị xiết bao thân yêu. Trong bối cảnh vô vàn cam go thế mà sự quyết tâm đến sắt đá và lòng thanh thản của ông vẫn rõ rệt, và gây người đời cảm phục. Như thường lệ, khi có dịp thì ông thường làm một việc công bằng và ân đức. Một đêm, khi nhà vua nghỉ tại một nhà nguyện tại Schliesen, ông nghe tiếng xầm xì và phải chú ý tới một cái xà lim, tại đây một tăng lữ do có chút lỗi lầm mà bị giam giữ chặt chẽ, và thường xuyên quất roi trong suốt một năm. Ông đã ân xá cho người tăng lữ này.<ref name="davidfraser388">David Fraser, ''Frederick the Great: King of Prussia'', các trang 388-389.</ref>
 
Tại Crossen, nhà vua nghe được nhiều về những thảm kịch mà quân Nga gây ra với nhân dân Phổ. Quân Nga cướp phá, đốt rụi làng mạc, tàn sát phụ nữ và trẻ em. Ông tiếp tục hành quân đến Frankfurt trên sông Oder và tại đây ông nghe tiếng súng đạn của quân Nga nã vào pháo đài - hòn đảo Cüstrin nằm giữa hai dòng sông Oder và Warthe, đây chính là nơi năm xưa ông bị phụ vương [[Friedrich Wilhelm I của Phổ|Friedrich Wilhelm I]], với nhiều ký ức bi đát. nhà vua Friedrich II Đại Đế cảm thấy rằng trong những ngày nguy cấp này, khi ông và tướng Dohna phải liên tiếp hành binh, do đó phải có cách nào đó ngăn chặn quân Thụy Điển đang dàn binh ở bờ biển phía Bắc để có thể hợp binh với Nga. Đồng thời, ông cũng khó thể quan sát tình hình của Vương đệ thứ hai của mình là Friedrich Heinrich Ludwig đang chỉ huy quân Phổ tại Sachsen. Ông phải chuyển động sao cho cả quân ông và quân Dohna đều không thể đánh trận ở vị trí không thích hợp. Nếu quân Nga và quân Thụy Điển tinh nhuệ nhanh chóng kết hợp với nhau thì hẳn là ông sẽ gặp rắc rối<ref name="davidfraser388"/>. Vào Chủ Nhật ngày [[20 tháng 8]] năm 1758, nhà vua cùng 15 nghìn quân tinh nhuệ kéo đến. Ông xem việc này là hệ trọng vì nếu chiếm được pháo đài anh dũng Cüstrin, quân Nga thắng thế sẽ an toàn vượt qua sông Oder, cách kinh đô [[Berlin]] chỉ có 50 dặm. Theo kế hoạch cuỉa nhà vua, ông sẽ giải phóng pháo đài anh dũng, họp binh với Dohna và tác chiến với quân Nga ở gần đó.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Theo tư liệu mà Thomas Carlyle tham khảo, ''"Quốc vương ngự tại ngoại ô Lebus, trong nhà góa phụ của một tăng lữ,... và nghe tiếng đạn pháo đang bắn nã tại Cüstrin"''. Nhà vua luôn quan tâm, lo nghĩ đến việc cứu sống con đỏ của mình.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Ông vời Thống chế [[James Francis Edward Keith]] bàn việc binh cách. Nhà vua khinh bỉ Quân đội Nga và nói bọn họ là "''Tệ hại! Tệ hại!"'' Là một cựu chiến binh của quân Nga, Keith đáp lễ: ''"Xin Hoàng thượng không nên có thành kiến. Nếu trận đại chiến sẽ diễn ra, chắc hẳn Hoàng thượng sẽ thay đổi quan điểm của Người"''. Song, Keith nghĩ dưỡng tại [[Wrocław|Breslau]] chứ ông không tham gia gì trong chiến dịch Zorndorf sắp tới.<ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Rossbach and Leuthen 1757: Prussia's Eagle Resurgent'', trang 12</ref> Không lâu sau, giữa lúc quân Nga còn đe dọa thành Cüstrin, lực lượng Khinh Kỵ Binh Phổ đánh thắng địch và bắt giữ một đám lính Cozak Nga. Friedrich II Đại Đế tham kiến đám tù binh, và nói với một viên Sĩ quan Tham mưu: ''"Và Trẫm phải ngược đãi với bọn chúng như đồ chó má"''. Vào ngày [[21 tháng 8]] năm 1758, ông kéo 14 nghìn chiến binh đến trước cổng thành Cüstrin và họp mặt với binh đoàn Dohna tại Gorgast, gần đó.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Đó là thành quả của sự đứng vững của Cüstrin không hề suy sụp khi bị địch vây.<ref name="ThomasCarlyle322">[[Thomas Carlyle]], ''History of Friedrich II of Prussia: called Frederick the Great'', Tập 5, các trang 294-297.</ref> Quân chính quy của Quốc vương bao gồm một ít Trung đoàn tinh nhuệ nhất của Nhà nước phong kiến quân sự Phổ.<ref name="Ritter116"/> Thực chất đây không phải là lần đầu tiên ông tung những Trung đoàn xuất sắc như vậy ra trận tuyến, trước đó đã có trong các trận đánh ác liệt tại [[Trận Praha|Praha]] và [[Trận Kolín|Kolín]] hồi năm [[1757]].<ref>S. Fischer-Fabian, ''Prussia's glory: the rise of a military state'', trang 253</ref> Ông hỏi Dohna: ''"Mọi chuyện ra sao? Giặc Nga có đứng vững không?"'' Dohna tấu: ''"Quả vậy, thưa Bệ Hạ. Chúng đứng vững như những bức tường!"'' Vua đáp: ''"Tốt! Chúng sẽ chết thêm"''. Đạo quân của Bá Tước Dohna - chỉ gồm 17 nghìn binh sĩ - tiến hành tập dợt ba quân trước sự giám sát của nhà vua. Nhà vua phán: ''"Các binh sĩ của Khanh thông minh tuyệt vời. Ta có mang theo một đám châu chấu đến đây, nhưng bị họ đánh bại"''.<ref name="FranzKugler379"/><ref name="ThomasCampbell183184"/> Đạo quân của Dohna rất tuyệt hảo: xe ngựa thì tốt, binh lính thì kỷ cương, với mái tóc còn rắc thuốc súng. Tuy nhiên, nhà vua không thể dấu thái độ bất mãn của ông với Dohna.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Ông rất phẫn nộ trước quân Nga và quyết tâm phải báo thù cho nhân dân. Ông nhìn đống đổ nát của thị trấn Cüstrin, và sự hủy diệt do những đạo quân man rợ gây ra cho thị trấn này. Khi viên Sĩ quan chỉ huy ở đây, dù đã đấu tranh rất anh dũng, vẫn không hài lòng trước chiến thắng của mình, đến tạ tội với nhà vua, ông phán: ''"Đừng có nói nữa; đó không phải là lỗi của Ngươi, nhưng làm lỗi của Trẫm đã cử Ngươi làm nhiệm vụ này"''.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Đồng thời, dân chúng ở đây thấy nhà vua đến cũng vui sướng khôn xiết: ''"Thiên Chúa phải thưởng công cho Ngài Ngự, đã đến đây với chúng con!"'', và kể cho ông nghe về những tội ác gớm ghiếc của địch quân, để giải cứu họ khỏi nỗi đau buồn. Ông nhân từ động viên tinh thần toàn dân ở đây, và sau từng giây phút tĩ mĩ nghe lời kể của nhân dân, ông nói :<ref name="FranzKugler379"/><ref name="ThomasCarlyle322"/>
{{Cquote|''Các con à, Trẫm đã không thể đến đây sớm hơn, nếu Trẫm đến sớm thì những mất mát này đã không thể xảy ra. Trẫm đã suy xét kĩ, và sẽ xây dựng lại tất cả mọi thứ như xưa''!|||Friedrich II Đại Đế}}
 
Quốc vương nói thế, và ông cũng không hề dối trá chút nào cả. Ông lập tức ban chiếu chỉ lệnh phát 20 vạn đồng [[thaler]] cho toàn thể nhân dân tại đây, để họ có thể làm được những điều mà họ cần thiết nhất, để ngay lập tức tái thiết thành Cüstrin. Đồng thời, ông vẫn bình tĩnh, quyết tâm giáng một đòn sấm sét và nhanh chóng vào quân Nga dã man.<ref name="FranzKugler379"/><ref name="letissier"/> Ông liền cho đặt những khẩu đại pháo chuẩn bị tấn công vào các chiến hào của quân Nga tại Cüstrin, và toàn dân đều có thể suy đoán rằng Quốc vương đang chuẩn bị giáng một đòn khốc liệt vào quân thù. Một lần nữa, nhà vua dong [[ngựa]] giữa các tuyến quân, vẫy chào các chiến binh lão luyện và dũng mãnh của ông, và hiệu triệu họ bằng lời lẽ thân thiện :
{{cquote|'''Hỡi các con, có theo Trẫm không?'''|||Friedrich II Đại Đế}}
 
Dòng 53:
{{Cquote|''Trong giờ đọc kinh cầu nguyện Đức Vua nói chuyện với Seydlitz, người đang ngắm cảnh với vẻ mặt vô tư và điềm nhiên. Đúng lúc đó, Forcade chạy đến tâu: ''"Ngày mai, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta sẽ đánh trận. Hẳn Friedrich nghĩ rằng Seydlitz tưởng Người sẽ bàn về chuyện Chúa bị xét xử, và Người thì thầm với ông: ''"Đó chỉ là chuyện của bọn chở xe goòng!"''.''|||Kalstein kể lại}}
 
Theo Duffy, buổi chiều ngày 24 ấy nhà vua Friedrich II Đại Đế phát hiện ra đại quân Nga ở phía Nam con sông Mützel nhỏ bé. Đây là hiểu biết duy nhất của ông về quân Nga lúc này (do địa hình đầy gỗ che khuất người Nga), và toàn thể quân Nga đều ở phía Đông dòng sông Oder.<ref name="davidfraser388"/> Dòng sông này cũng không được quân Nga yểm trợ, và ông cho đội Tiền Vệ vượt qua chiếc cầu còn nguyên vẹn tại Neudammer Mühle và dàn quân tại vị trí chiếm đóng bên sông phía địch. Quân chính quy đóng ở bờ phía Bắc, và một chiếc cầu nữa được xây dựng để hai thành phần của toàn quân có thể liên lạc, tiếp tế cho nhau. Đây là một thành công vang dội của ông, dễ dàng giúp ông ngự tại bờ tận bên kia sông Mützel - con sông nằm giữa những cái bờ đầy vũng lầy và một hàng gỗ ngày càng ẩm nước. Một đống gỗ như vậy khiến cho ông khó phát hiện ra cứ điểm của quân Nga, và cuối cùng trong ''Khẩu Lệnh'' về đêm của ông, ông ít có thể nói thêm gì với ba quân ngoài những nét phác về trận đánh mà ông dự định mở ra trong ngày hôm sau. Có người tin rằng ông muốn thẳng tay tận diệt quân Nga một cách không thương tiếc, nhưng theo Duffy thì điều này không hẳn là đúng mà chỉ là ước nguyện của ba quân - họ cho rằng nhà vua muốn thế. Trước đây, tình trạng đã diễn ra trong trận kịch chiến tại [[Trận Hohenfriedberg|Hohenfriedberg]]. Lúc bây giờ ông cho ba quân nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc hành binh đánh địch sắp tới<ref name="davidfraser391"/>. Trong khoảng hai tiếng đồng hồ, nhà vua rút vào một căn phòng nhỏ tại Neudammer Mühle, người thư lại là Henri Alexandre de Catt đến hầu vào nửa đêm và nhận thấy nhà vua đã cầm sẵn một ly cà phê. Theo lời kể của Catt :<ref name="ChristopherDuffy167"/>
{{Cquote|''Tôi triệu kiến một lính hầu đang làm nhiệm vụ, và hỏi anh ta rằng Quốc vương đã từng nghỉ ngơi chưa?. "''Nghỉ ư, thưa Ngài? Người (chỉ nhà vua) ngủ say đến mức mà tôi khó đánh thức Người dậy"''.''|||Catt}}
 
Dòng 61:
{{Cquote|''Người Phổ vô cùng căm phẫn giặc Nga bởi những trò man rợ mà chúng gây nên ở khắp nơi; và nếu một cuộc chinh chiến bùng nổ... đây sẽ là một trận đánh kịch liệt.''|||Tiên đoán của sứ thần [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh Quốc]] là [[Andrew Mitchell]]<ref name="DanielMarston5254">Daniel Marston, ''The Seven Years' War'', các trang 52-54.</ref>}}
 
Do nhà vua Friedrich II Đại Đế thưở thiếu thời bị tiên quân giam cầm trong pháo đài Küstrin nên ông dựa vào hiểu biết ở đây để mà hành binh đánh địch: những kiến thức của ông về địa hình ở đây hoàn toàn là có giá trị to lớn, bất chấp cứ điểm kiên cố của quân Nga.<ref name="ronaldhamilton72"/> [[Thomas Campbell]] thì ghi nhận răng vào buổi sáng Thứ Sáu ngày [[25 tháng 8]] năm 1758, ông dẫn đại binh băng qua sông Mützel<ref name="ThomasCampbell183184"/>. Song theo Duffy và Showalter, thì lúc ba giờ sáng<ref name="showalter219"/> ngày 25 tháng 8 ấy, nhà vua lên đường với sự hướng dẫn của thổ quan như đã nêu trên, các đội hình hàng dọc của ba quân thẳng tiến trong khi ông đi cùng với đội Tiền Vệ<ref name="ChristopherDuffy167"/>. Tướng Manteuffel là người dẫn đầu đội Tiền Vệ.<ref name="davidfraser391"/> Theo các tác giả Thomas Campbell và Franz Kugler, ông hoàn toàn kéo quân về vị trí phòng ngự của người Nga, để tấn công vào điểm yếu nhất của nó. Quân đội Phổ hành binh im lặng nhưng rất dũng mãnh.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Một đồng bằng rộng lớn tạo điều kiện cho ông dễ dàng phát động tiến công, trong khi những cánh đồng khô cằn ở hậu binh và bên sườn của quân Nga, cùng với một nhánh sông Oder, khiến cho bọn họ bị vây quanh<ref name="FranzKugler379"/>. Đại tướng David Fraser có ghi nhận :<ref name="davidfraser388"/>
{{Cquote|''Phía nam sông Mietzel có những cánh rừng rậm rạp cứ kéo dài đến tận ba ngôi làng (từ tây sang đông) Quartschen, Zicher và Below, cứ mỗi làng cách nhau 2 rưỡi dặm. 2 dặm về phía Nam làng Batzlow là làng Gross-Cammin, và một dặm nữa vài cái đầm, những đầm lầy Warthe. Về phía Tây Bắc Batzlow và 2 dặm về phía Tây Gross-Cammin có Wilkersdorf. 2 rưỡi dặm về phía Tây làng Wilkersdorf là cái làng Zorndorf, bản thân nó cách một tuyến đường vạch qua Quartschen, Zicher và Batzlow ba dặm về phía Nam. Có khoảng đất vũng lầy nông, khó đi qua, trải dài từ đến một điểm gần góc phía Tây của Zorndorf. Đó là Zabern-Grund. Một mẫu đất ẩm ướt khác - khoảng Langer Grund - cũng gồ ghề tương tự, 2 dặm về hướng Đông.''|||David Fraser}}
 
Dòng 78:
Khi đội hữu quân Phổ tiến vào làng Zorndorf thì đội nhạc binh trở nên khó thể nhìn thấy, theo lời kể của người lính cầm cờ Prittwitz xứ Alt-Bevern.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Vào lúc 9 giờ sáng, các chiến binh Phổ đã sẵn sàng và bắt đầu tiến công<ref name="DavidFraser393394"/>; đội Cấm Vệ Quân xông lên, cùng với quân cánh tả của ba quân đánh thẳng vào đội hữu quân Nga. Viên Đại tá là Moller pháo kích rầm trời, nhằm vào trung quân và hữu quân của Fermor. Quân Pháo binh còn cách xa quân Nga do đó Moller chuyển họ sang 600 [[kilômét|km]] về phương Bắc, quân Pháo binh Nga cũng chống trả lại. Đây có lẽ là một trong những trận đấu súng [[pháo|đại bác]] khốc liệt nhất trong suốt cuộc Chiến tranh Bảy Năm. Quân Pháo binh Phổ gây thiệt hại chưa từng thấy xuyên suốt các tuyến quân Nga chỉ trong vìng 2 tiếng đồng hồ. Đây là hậu quả của việc Fermor đốt làng Zorndorf làm che khuất binh lính Nga.<ref name="RobertAsprey496"/> Người ta kể rằng chỉ một viên đạn đã hạ sát được 42 quân Nga. Binh lính theo dõi trại của người Nga ở trung quân đều hoảng loạn. Những cái xe cùng những con ngựa thồ đều bị bùng cháy ở cả hai bên, các tuyến bị vỡ, và người Nga phải rất khó khăn trong việc bố trí lại các xe ngựa của họ ở hậu quân. Quân Nga tuyệt vọng.<ref name="ThomasCarlyle333"/> Tuy nhiên, xem ra họ vẫn không bị hủy diệt trước sức mạnh của hỏa pháo của người Phổ và có lẽ vẫn đứng vững. Song, quân Pháo binh Nga không thể phản pháo do trước mặt bọn họ là cái dốc rất nhỏ, và đồng thời dĩ nhiên là khói bụi của đám cháy mà Fermor gây ra đã ngăn cách bọn họ.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Những cư dân cách đó vài dặm bị rung chuyển trước những đợt "sấm rền" liên tục này, cửa sổ các nhà dân bị lung lay, và từ những ngôi làng cháy rụi và bãi chiến trường khói bụi bốc lên làm cho bầu trời đen tối hết cả. Cảnh tượng người Cozak và Kalmykian đốt cháy các ngôi làng xung quanh, cùng với một đống xe goòng lớn của quân Nga bị quân Phổ hất đổ vào các bó rơm làm cho bãi chiến trường trở nên khủng khiếp đến mức bạt vía.<ref name="ChristopherDuffy167"/>
 
Moller đã thắng cuộc và ông truyền lệnh cho thu các khẩu đại bác và thay bằng các khẩu súng thường<ref name="RobertAsprey496"/>. Thừa thắng, vào lúc 11 giờ sáng lực lượng [[Bộ Binh]] Phổ do Trung tướng Manteuffel chỉ huy tiến lên, khi nhận được thời cơ thông qua Trung đoàn Súng hỏa mai số hai. Một khẩu đội pháo gồm 20 súng đại bác được đẩy về phía trước cùng với lực lượng Bộ Binh dũng mãnh, và đến Fuchsberg thì nã đạn tới tấp gây tổn hại nghiêm trọng cho các đội Bộ Binh lựu đạn số một và số ba của người Nga. Nhưng khi quân Bộ binh Phổ tiến về thì quân Pháo binh Nga đã làm điều tương tự với họ. Dần dần lực lượng Bộ Binh Phổ biến mất khỏi tầm nhìn, dưới làn đạn của quân Pháo binh Nga, nhưng vào khoảng 11 giờ 15 phút thì họ lại hiện ra và chỉ còn các các tuyến quân đỏ của Nga có 40 bước đi. Quân Bộ binh hai bên bắn nhau kịch liệt, gây tổn thất to lớn. Quân Nga hết đạn, đành dùng lưỡi lê. Cả hai bên đều tổn thất nặng nề, nhưng quân Phổ thắng trận. Song, hỏa lực của các đội Bộ Binh ném lựu đạn số một và số ba của Nga đã gây thương vong lớn cho quân Manteuffel, và ông khó thể tự mình tiến công được nữa<ref name="SimonMillar61">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 61</ref>. Ông sẽ phải kết hợp với quân cánh tả của đại quân do Trung tướng Kanitz chỉ huy; Manteuffel dùng khoảng đất lõm Zabern-Grund để yểm trợ cho cánh quân của ông.<ref name="SimonMillar6270">Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', các trang 62-70.</ref><ref name="DavidFraser393394"/> Kanit thì đã 65 tuổi và ông có 9 Tiểu đoàn ở tuyến thứ nhất, 6 Tiểu đoàn ở tuyến thứ hai và ở màn sườn<ref name="RobertAsprey496"/>. Với hy vọng của nhà vua rằng cuộc tiến công ban đầu này sẽ là một đòn giáng chí mạng vào người Nga thì Zabern-Grund trở thành điểm hỗ trợ tốt của quân Bộ.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Theo kế hoạch trận đánh thì Kanitz sẽ tấn công và đánh lùi tuyến thứ nhất của Nga và tuyến quân thứ hai cùng với các xe goòng chở lương thực. Tuy nhiên, quân Nga ra tay trước và Trung đoàn từ tuyến quân thứ hai là Novgorod, Ryazan và Voronezh, cùng với Trung đoàn Sankt-Peterburg xung phong và tái lập tuyến quân thứ nhất. Đây là thảm kịch đối với các Tiểu đoàn của Manteuffel: các Tiểu đoàn quân phục xanh kiệt quệ bắt đầu rệu rã trước sức tấn công dồn dập của người Nga, nhưng nhờ có tinh thần kỷ cương cao mà họ giữ vững được tuyến quân. Tổn thất gia tăng, tuyến quân các mất dần, các hàng quân càng khó thể che lấp khoảng trống: một lỗ hổng mở ra giữa Đại đội số 2 và Zabern-Grund. Các Trung đoàn Novgorod và Sankt-Peterburg chấp lấy thời cơ, bèn đánh thốc vào tả quân Phổ. Manteuffel đại bại, giờ đây ông rất cần có Kanitz :<ref name="SimonMillar61"/>
 
Vốn từ đầu Trung tướng Kanitz đã tiến về hướng Bắc theo kế hoạch của Quốc vương. Tuy nhiên, Kanitz cứ càng tiến quân thì hiện ra một khoảng trống giữa ông và Dohna. Ông nghĩ rằng Dohna sẽ tung quân yểm trợ cánh hữu của quân ông - giờ đây càng dễ bị trung quân Nga tấn công. Kanitz nhận thấy rằng nếu quân Nga đánh vào hữu quân của ông thì đội quân của Dohna sẽ không thể cứu viện ông được và vì thế, trái lệnh của nhà vua, ông kéo hữu quân của ông về phía Stein-Busch.<ref name="SimonMillar6270"/> Chỗ đó tiếp giáp với tả quân Nga vốn ít bị tổn thất trong cuộc não pháo của quân Phổ.<ref name="DavidFraser393394"/> Một khi tuyến quân thứ nhất của Kanitz tiến về hướng Bắc, tuyến quân thứ hai của ông phải tiến về phía trước để lấp lại lỗ hổng. Giờ đây, Manteuffel và các Tiểu đoàn của ông không thể có quân cứu viện. Kế hoạch tấn công hữu quân yếu ớt của quân Nga đã biến chuyển thành một cuộc tấn công trực diện yếu ớt, trải dài từ Stein-Busch ở trung quân Nga cho đến Zabern-Grund, và càng đuối dần đi. Dohna đáng lẽ phải theo chân lực lượng tấn công của Kanitz và che lấp cánh được phơi bày ra của ông đồng thời cung cấp quân dự bị. Ban đầu, khi quân Bộ binh Phổ rút đi từ Zorndorf, ông làm theo kế hoạch nhưng vì một lý do nào đó, chắc là do không hiểu mệnh lệnh cuả Quốc vương, nên hướng quân về phía Đông để khỏi tấn công. Thảm họa đã đến với quân của Manteufell, khi tuyến quân của ông lộ ra một khoảng trống giữa tả quân của ông và Zabern-Grund. Viên chỉ huy quân Nga là Gaugreben liền chớp lấy thời cơ: ông cho ba Trung đoàn Kỵ Binh của mình là Trung đoàn Kỵ Binh ném lựu đạn Kargopol, Trung đoàn Tobolsk và Trung đoàn Novotroisk, kết hợp lực lượng Khinh Kỵ Binh [[Serbia]] đánh vào tuyến bị hổng của người Phổ, vừa bọc hậu, đánh lấn vào sườn mà cũng vừa đánh trực diện vào tuyến quân Phổ.<ref name="SimonMillar61"/> Bộ Chỉ huy Quân đội Nga lúc ấy không những cho Kỵ Binh mà cũng cho Bộ Binh và Kỵ binh cùng xông lên đánh úp Quân đội Phổ, và hô vang lên: ''"Arra! Arra"'' (''Thắng rồi! Thắng rồi''). Quân Bộ binh Phổ do Tướng Manteuffel và Kanitz chỉ huy đều hoảng sợ, phải rút lui trong tình thế hỗn loạn.<ref name="ThomasCampbell183184"/> Dù là chỉ huy của Trung đoàn Đông Phổ lừng danh nhưng đích thân Trung tướng Kanitz cũng thua chạy, mất đến 60% quân tinh nhuệ nhất của ông.<ref name="ChristopherDuffy167"/> Có 26 khẩu Đại bác của nước Phổ bị quân Nga cướp lấy. Từ khẩu đội pháo của Moller ở trung quân, nhà vua Friedrich II Đại Đế nhận được hung tin.<ref name="RobertAsprey496"/> Ông trở nên bất ngờ trước sự dũng mãnh của quân Nga trên trận tuyến.<ref>Trevor Nevitt Dupuy, ''The military life of Frederick the Great of Prussia'', trang 123</ref>
Dòng 129:
Cũng giống như chiến thắng quyết định của đội Kỵ Binh Hasdrubal trong trận quyết chiến ở Cannae, hoặc là chiến thắng chính Quân đội Phổ dưới thời Friedrich II Đại Đế trong trận thư hùng khốc liệt ở Torgau vào năm [[1760]], nhà vua nước Phổ trong trận tranh hùng này đã thành công trong việc bao bọc hậu binh và các cánh quân địch, đánh tan tác địch.<ref name="materanotra10"/> Sau đại thắng lừng vang, ông ngự bút thư gửi cho Hoàng tỷ của mình là Công chúa [[Wilhelmina của Phổ, Nữ Bá tước xứ Brandenburg-Bayreuth|Wilhelmina]] (làm vợ Bá tước xứ Bayreuth), rằng ông ''"chìm ngập trong niềm hân hoan sau khi đã giành được một chiến thắng vĩ đại vào ngày 25 tháng 8, khi 3 vạn giặc Nga bị tiêu diệt"''. Tuy nhiên, trận này cũng đem lại mối lo sợ cho ông. Tuy ông hãy còn "dị ứng" với người Nga. Rõ ràng, ông bắt đầu lo lắng về ''"những tên cướp ác độc và khét tiếng"'' mà ông đã giao chiến.<ref name="FranzSzabo168169">Franz A. J. Szabo, '' The Seven Years War in Europe: 1756-1763'', các trang 168-169.</ref> Chiến thắng oanh liệt của ông thể hiện ''hiệu quả'' rất cao của những '''chuyển động bước ngoặt'' khiến cho đội quân hùng dũng của ông bao bọc và xé nát quân Nga thành trăm mảnh, tiếp nối những chiến thắng rực rỡ như Praha (1757) và Leuthen (1757) của phương thức cơ động này và còn giúp cho vua Phổ loại trừ hoàn toàn được nước Nga khỏi chiến dịch năm 1758. Thậm chí trong trận thắng lớn ở Zorndorf, ''chuyển động bước ngoặt'' còn mạnh mẽ hơn ở trận đại thắng Leuthen trước kia.<ref name="materanotra10"/> Vị Đại Đế nước Phổ, với chiến thắng tại Zorndorf đánh tan quân Nga, đã giữ vững non sông.<ref name="lindsay21"/> Cả châu Âu khi ấy vô vàn ngưỡng mộ, vì ông là người lãnh đạo tài năng nhất của cả châu lục này trong suốt thời kỳ ấy.<ref name="makersof202"/>
 
Thậm chí nhà sử học [[Liên Xô]] có tinh thần dân tộc là Frumenkov lại còn coi trận huyết chiến Zorndorf là một "chiến thắng của người Nga", trong khi nhà sử học người Anh là Christopher Duffy thì có quan điểm rằng trận này là bế tắc.<ref>William C. Fuller, ''Strategy and Power in Russia 1600-1914'', trang 480</ref> Cuốn ''Warfare: A Chronological History'' tuy ghi hai trận Zorndorf và Hochkirch - hai trận chiến lớn nhất của chiến cuộc năm 1758 - là hai trận tàn sát bế tắc, nhưng đã củng cố uy thế cho vua Phổ tiếp tục chiến tranh.<ref>Robin Cross, ''Warfare: A Chronological History'', trang 123</ref> Nhà sử học [[Christopher M. Clark]] (người [[Úc]]) cũng có phân vân về kết quả của trận đánh<ref name="Clark203"/>, bất chấp Friedrich II Đại Đế đã thắng trận,<ref>[[Hans Delbruck]], ''Delbrück's Modern Military History'', trang 128</ref> đánh lui được quân Nga và chấm dứt cuộc xâm lược Brandenburg của bọn họ (thắng lợi này cùng với trận quân Phổ đánh tan quân Thụy Điển trong năm ấy đã giữ yên vùng này).<ref name="hermann243"/><ref>Robert Michael Citino, ''Death of the Wehrmacht: The German Campaigns of 1942'', trang 2</ref><ref>[[Jeremy Black]], ''Cambridge illustrated atlas, warfare: Renaissance to revolution, 1492-1792'', trang 126</ref> Điều đó khiến người Nga bắt đầu trở nên nổi trội hơn hai đồng minh của họ là Áo và Pháp sau trận chiến kinh hoàng này: họ chiến đấu dũng mãnh, kiên cường hơn cả Quân đội Áo lẫn Pháp. Quân đội Nga đã nói chung cũng tàn nhẫn, hung bạo chẳng khác gì chế độ [[phong kiến]] [[Sa hoàng|Nga hoàng]] thời bấy giờ.<ref name="russellweigley188"/> Do đó, trận huyết chiến Zorndorf có ý nghĩa to lớn hơn bất kỳ một trận đánh nào khác vào thế kỷ thứ 18 về mặt thể hiện sức chiến đấu dũng mãnh của quân Nga gây cho cả châu Âu phaỉ nể phục.<ref name="showalter219">[[Dennis Showalter|Dennis E. Showalter]], ''The wars of Frederick the Great'', các trang 219-220.</ref> Thực chất, thấy quân Nga đại bại trong trận Zorndorf thì người Áo và Pháp không hề buồn đau gì vì họ không muốn nước Nga ngày một lớn mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi riêng của họ tại [[Trung Âu]].<ref>Claus Telp, ''The evolution of operational art, 1740-1813: from Frederick the Great to Napoleon'', trang 18</ref> Khi Friedrich II Đại Đế hỏi Seydlitz rằng có nên coi "giặc Nga" là lũ vô dụng không thì Seydlitz liền thẳng thừng chối bỏ quan điểm ấy, vì không một đội quân nào gây khó khăn cho quân Phổ bằng quân Nga trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm.<ref name="showalter219"/> Seydlitz - người anh hùng của chiến thắng Roßbach trước đó, hẳn là đã phải trải qua bao hy sinh xương máu trước khi đè bẹp quân Nga ở Zorndorf.<ref>W. Blackwood Ltd. (Edinburgh), ''Blackwood's Edinburgh magazine'', Tập 22; Tập 28, trang 143</ref> Bản thân Quốc vương sau khi thắng trận thì có lời bàn :<ref name="HamishScott4449">Hamish M. Scott, ''The emergence of the Eastern powers, 1756-1775'', các trang 44-49.</ref> (câu nói này đã trở thành minh chứng trong trận huyết chiến ở [[Trận Borodino|Borodino]] vào năm [[1812]] khi quân [[Đế chế thứ nhất|Pháp]] của [[Hoàng đế]] [[Napoléon Bonaparte]] tiêu diệt vô số quân Nga nhưng không thể đánh cho Quân đội Nga ngã quỵ<ref>Roman Johann Jarymowycz, ''Cavalry from hoof to track'', trang 83</ref>)
[[Tập tin:Friedrich wilhelm von seydlitz.jpg|phải|nhỏ|190px|Viên Trung Tướng kỳ tài [[Friedrich Wilhelm von Seydlitz]].]]
{{Cquote|''Tàn sát bọn Nga thì dễ dàng hơn là đánh baị chúng.''|||Friedrich II Đại Đế}}
Dòng 135:
{{Cquote|''Họ dùng bọn [[Kalmuk]], [[Người Tatar|Thát Đát]] - đám người tàn ác đã hủy hoại và đốt phá. Nga là [[cường quốc]] đáng sợ nhất ở châu Âu''.|||Friedrich II Đại Đế (viết vài năm sau)}}
 
Giờ đây thì ông không thể xem nhẹ lực lượng Pháo Binh và Pháo Thủ Nga, hoặc là nguồn nguyên liệu đầy ắp đối với Bộ Tư lệnh của quân Nga. Những cuộc tấn công của Kỵ Binh Nga vào các cánh quân Phổ cũng cho thấy người Nga có sự chủ động chiến thuật ở một mức độ khá cao - điều này được người đương thời rất ấn tượng.<ref name="showalter219"/> Không những thế, nhà vua cũng ngự bút thư gửi Hoàng thân Heinrich rằng: ''"Trong bọn giặc, giặc Áo thâm sâu binh thư nhất, giặc Pháp yếu hèn nhất và giặc Nga ghê tởm nhất"''. Điều này báo trước cho biết rằng người Đức sẽ còn phải chịu nhiều vất vả để đối đầu với quân Nga hùng mạnh.<ref name="russellweigley188"/> Rốt cuộc, cho dù ông đã bẻ gãy cuộc xâm lược của quân Nga ở Zorndorf, trận chiến này cùng với các trận Borodino, [[Cuộc vây hãm Sevastopol (1854–1855)|Sevastopol]] cũng như những cuộc giao tranh đẫm máu ở [[Mãn Châu]] trong cuộc [[Chiến tranh Nga-Nhật]] được xem là những minh chứng cho tinh thần kiên dũng của Quân đội Nga hoàng<ref>Charles à Court Repington, ''The war in the Far East, 1904-1905'', trang 492</ref>.<ref>''The Poliltical Writings of Dr. Johnson'', trang 137</ref> Ông cũng ban huấn dụ cho [[Bộ trưởng]] Bộ Ngoại giao là [[Bá tước Karl-Wilhelm Finck von Finckenstein]] truy tìm tài liệu kể về những vụ thảm sát thường dân của quân Nga, được xuất bản nhiều ở Pháp và Đức. Khi thăm viếng một nhà dân tại Tamsel (chính nơi đây khi xưa gia đình Wreech trọng đãi Friedrich lúc ông bị phụ vương Friedrich Wilhelm I ruồng bỏ) vào ngày 27 tháng 8,nhà vua cũng nhìn thấy xác của một người phụ nữ đã bị quân Cozak Nga giết dã man trong mấy ngày binh lửa. Trong suốt trận chiến, có thể thấy những trò bạo ngược của quân Cozak nói riêng cũng như quân Nga nói chung đã bị quân Phổ báo thù đích đáng bằng những cuộc tàn sát của họ, và việc họ chôn sống thương binh Nga.<ref name="ThomasCampbell183184"/><ref name="WilhelmArchenholz164"/> Mặt khác, ngay cả trước trận chiến đẫm máu này tuy nhà vua thể hiện thái độ khinh bỉ quân Nga của mình lúc đàm luận với Thống chế James Francis Edward Keith, ông vẫn tuyên bố: ''"Trẫm xét cho cùng rằng sau khi Trẫm thăng, hãy đừng làm lễ táng xa hoa cho Trẫm. Trẫm... muốn... được mang về [[cung điện Sanssouci]] trong tĩnh lặng, và táng ở khu vườn Ngự Uyển"'', và thực sự rất có thể là ông không có lệnh giết người Nga không thương tiếc mà người ta tưởng.<ref>Christopher Duffy, ''The military life of Frederick the Great'', trang 162</ref><ref>Simon Millar, Adam Hook, ''Zorndorf 1758: Frederick Faces Holy Mother Russia'', trang 49</ref> Tổn thất khủng khiếp của quân Nga trong trận đánh kịch liệt này cũng cho thấy Bộ Chỉ huy của họ sẵn sàng mua chiến thắng bằng xương máu của người lính. Và đây không phải là lần duy nhất có điều này: trong trận đánh ác liệt tại [[Trận Kunersdorf|Kunersdorf]] vào năm sau tức là năm [[1759]], họ vẫn tiếp tục hứng chịu thương vong ghê gớm.<ref name="HamishScott4449"/> Đồng thời, khó khăn của người Nga về tiếp tế cũng khiến cho họ hoàn toàn thất bại, mặc dù cả trận thua ở Zorndorf lẫn trận thắng ở Kunersdorf đều chứng tỏ bản lĩnh kiên cường của người Nga và báo hiệu cho Friedrich II Đại Đế biết về cái gọi là sức mạnh quân sự của Nga mà ông từng khinh suất.<ref name="ArcherJones302303">Archer Jones, ''The art of war in the Western world'', các trang 302-303</ref><ref>Desmond Gregory, ''Napoleon's Jailer: Lt. Gen. Sir Hudson Lowe: A Life'', trang 94</ref><ref>Arthur James Grant, ''The French monarchy (1483-1789)'', trang 230</ref> Trận huyết chiến Zorndorf này đã thể hiện một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất của quân đội Nga hoàng: kinh nghiệm trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Thổ Ottoman đã khiến cho họ đưa cái đuôi lô-gíc, đống xe goòng chứa quân trang, kho lương vào trận, làm tổn hại bước tiến quân của họ.<ref>Angus Konstam, ''Russian Army of the Seven Years War (1)'', trang 13</ref> Ngoài ra, quân Nga đã tập trung 60 cỗ đại bác trong trận chiến Zorndorf này nhưng hỏa lực của họ đã bị phân tán, chứng tỏ việc ''tập trung hỏa pháo'' vào trận địa không phải là lúc nào cũng hiệu quả bất chấp đây là một biện pháp để sử dụng đại bác thuận lợi hơn.<ref>Jonathan B. A. Bailey, ''Field Artillery and Firepower'', trang 112</ref> Về phía Phổ, trận thắng này cũng cho thấy tinh thần táo bạo của Friedrich II Đại Đế ngay cả khi quân thù phòng thủ kiên cố. Đây quả là một chiến thắng hiển hách, dù với tổn thất lớn ở cả hai đoàn quân.<ref name="Fabian241"/><ref>John Keegan, Andrew Wheatcroft, ''Who's who in military history: from 1453 to the present day'', các trang 101-103.</ref> Sau những đợt giao tranh khốc liệt của hai bên, ông đã dám thân chinh xung phong vào đánh địch<ref name="spencertucker776"/>. Nhà vua viết đây là một đại thắng, với lời lẽ tự hào. Khi Mitchell - vốn tận mắt chứng kiến trận đánh - hội kiến với các quan viên Anh Quốc thì vị sứ thần cũng rất mực ca ngợi Đức Vua nước Phổ, với lòng dũng cảm đáng nể, đã dật lấy cờ của một Tiểu đoàn và kêu gọi họ tiến lên :<ref name="DavidFraser393394"/>
{{Cquote|''Đầu óc kiên quyết của Ngài đã cứu nguy cho toàn bộ mọi thứ...''|||Andrew Mitchell}}
 
Dòng 155:
{{Cquote|''Trẫm thật đa tạ với [[Voltaire|nhà ẩn dật chốn Les Délices]] (tức Voltaire bạn thân của vua), vì ông để tâm đến những cuộc phiêu lưu của [[Đôn Kihôtê|Đông Kisốt]] của phương Bắc (ám chỉ chính vua). Đông Kisốt này sống đời ngao du của một nghệ sĩ hài, khi thì diễn ở một nhà hát, lúc thì ở nơi khác, đôi khi bị huýt sáo chê bai, đôi lúc được vỗ tay tán thưởng. Vở diễn cuối cùng của anh là ''Thébaïde'' (một vở bi kịch của [[Jean Racine]] mà mọi nhận vật chính đều [[chết]]); thật ít người ở lại để tắt đèn cầy...''|||Friedrich II Đại Đế ([[tháng mười|tháng 10]])<ref>George Peabody Gooch, ''Frederick the Great: the ruler, the writer, the man'', trang 199</ref>}}
 
Với trận đánh Zorndorf, thể hiện rằng việc quyết tâm đánh một trận - là chủ động tấn công một cường địch như vậy thì ông sẽ phải hao binh tổn tướng đến thế nào, mà vẫn không thể chấm dứt được chiến tranh dù cho công cuộc phạt Nga của ông đã giành thắng to. Vốn từ trước khi ông chiến thắng<ref name="williamguthrie"/><ref>Victor Duruy, John Franklin Jameson, Mabell Shippie Clarke Smith, ''A History of France'', trang 498</ref> trận này, trận kịch chiến ở Leuthen đã không thể loại bỏ quân Áo ra khoỉ chiến tranh. Do đó, sau những trận chiến ấy thì cuộc chiến lại trở thành một loạt những đợt di chuyển. Ông trở nên lệ thuộc hơn vào vị trí của ông giữa những kẻ thù của mình để đánh lui từng đối thủ một, với lợi thế của ông là có ''nội tuyến''. Từ điển quân sự xưa và các Trường Sĩ quan cũng đề cập nhiều đến kiểu chiến tranh này.<ref name="russellweigley188"/> Do sự suy yếu của lực lượng Bộ Binh của ông trong trận đánh này mà ngay sau khi chiến thắng ông hơi khẩn cấp viết thư gửi Vương đệ Friedrich Heinrich Ludwig :<ref name="ChristopherDuffy295"/>
{{Cquote|''Từ những gì Ta thấy vào ngày 25 tháng 8, Ta phải khuyên em nên áp đặt kỷ cương chặt chẽ vào lực lượng Bộ Binh. Hãy nhớ lời Ta nói, và làm cho họ sợ đòn roi. Và hãy để cho các binh sĩ của em sát cánh bên mọi khẩu đại bác mà em có thời gian thu thập, không kể đường kính nòng súng ra sao.''|||Friedrich II Đại Đế}}