Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cúm gia cầm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa khoảng trắng trước dấu chấm, phẩy, replaced: , → , (4), . → . (2) using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
 
== Đường lây nhiễm ==
Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào nhiều loại động vật khác nhau như [[chim]], [[Chi Lợn|lợn]], [[ngựa]], [[hải cẩu]], [[cá voi]], [[hổ]] và [[loài người|con người]]. Bệnh cúm gà lây truyền qua không khí và [[phân bón]], nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.
 
Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.
 
== Triệu chứng ở người ==
Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng tương tự như của các loại cúm khác [http://www.bupa.co.uk/health_information/html/health_news/270104avianflu.html]. Đó là sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ bắp, [[viêm màng kết]] và ;ở những trường hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi, có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch, tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm. [http://content.nejm.org/cgi/content/short/352/7/686]
 
== Lây nhiễm từ người sang người? ==
Trong tháng 5 năm 2006 đã có một số lo ngại về việc virus H5N1 có thể đã biến đổi, tạo khả năng lây từ người sang người sau khi bảy người trong một gia đình lớn ở [[Indonesia]] đã bị nhiễm virus, 6 người trong số đó đã tử vong.
 
Tuy nhiên các chuyên gia của [[Tổ chức Y tế Thế giới|Tổ chức Sức khỏe Thế giới]] (WHO) -- tổ chức y tế của [[Liên Hiệp Quốc]] có tiếng nói uy tín nhất về dịch bệnh trong cộng đồng—cho rằng tuy chưa thể loại bỏ khả năng virus đã lây từ người sang người, hiện họ vẫn đang tìm thêm nguồn lây khác có thể. WHO cho rằng việc tìm kiếm ấy cho đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng virus đã lây lan trong cộng đồng và cũng chưa có bằng chứng về việc sự lây nhiễm từ người sang người đã trở nên mạnh mẽ hơn.
 
== Các biến chủng virus cúm lây nhiễm sang người ==
Tất cả các virus AI đều thuộc nhóm cúm A trong họ virus [[Orthomyxoviridae]] và tất cả các phân nhóm của virus cúm A đều có thể lây nhiễm các loài chim. Chi virus cúm nhóm A được chia thành các phân nhóm dựa vào loại protein [[hemagglutinin]] (H) và [[neuraminidase]] (N) nằm trên lớp vỏ protein bao bọc lõi virus. Có tất cả 16 loại protein H, đối với mỗi loại thì lại có đến 9 phân nhóm protein N, như vậy tổ hợp lại thì có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm gà khác nhau. Ngoài ra, tất cả mỗi phân nhóm virus trên lại có thể chia làm 2 phân nhóm xâm nhiễm: [[đặc tính xâm nhiễm]] thấp (LPAI) và cao (HPAI), điều này phụ thuộc vào độc tính của virus đối với các [[quần thể]] gia cầm.
 
Người ta đang lo ngại rằng các loài virus cúm gia cầm có thể tiến hành chuyển đổi tính kháng nguyên để có khả năng vượt qua các rào cản khác loài (vd. từ chim có thể lây sang người). Nếu thực sự biến chủng này được tạo ra thì nó sẽ vừa mang tính đa hình cực cao (khó kiểm soát) và có độc tính mạnh (khó chữa trị). Một biến chủng như vậy có thể gây nên một đại dịch tương tự như [[Dịch cúm Tây Ban Nha]] đã làm tử vong 50 triệu người vào năm [[1918]].
 
Tuy nhiên, các đặc điểm di truyền giữa các biến chủng gây bệnh trên người và trên gia cầm có sự khác biệt đáng kể, không dễ vượt qua. Ngay cả trong các phân nhóm của virus cúm gà cũng mang những đặc điểm khác nhau. Các virus cúm gà H5 và H7 có thể có cả dạng "gây nhiễm cao" và "gây nhiễm thấp", phụ thuộc vào đặc điểm di truyền và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chúng gây ra; tuy nhiên, virus cúm H9 thì chỉ có dạng "gây nhiễm thấp".
 
=== H1N1 ===
Dòng 28:
 
=== H5N1 ===
[[H5N1]] là phân nhóm virus cúm gia cầm có khả năng xâm nhiễm cao. Từ [[1997]], sự bùng phát của virus H5N1 đã làm nhiễm bệnh và chết hàng chục triệu gia cầm.
 
Từ tháng 12 năm [[2003]] đến tháng 5 năm [[2009]] đã có 258 người tử vong do cúm gia cầm trong số 423 ca nhiễm [[H5N1]] tại 15 nước, chủ yếu ở châu Á, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới-WHO.
 
Đến tháng 5 năm 2009 [[Indonesia]] là nước có nhiều ca tử vong nhất do H5N1, với 115 người chết trong 141 ca nhiễm. Ở [[Việt Nam]] có 56 ca tử vong trong 111 người nhiễm kể từ 2003, theo WHO.
Việt Nam tuyên bố có năm bệnh nhân nhiễm và tử vong vì H5N1 từ đầu 2009. Ca tử vong gần đây nhất là Nguyễn Duy Hoàng Huy (SN 2009), trú tại ấp 1, xã Tân Hội Trung, (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã tử vong ngày 04/4/2013.
 
H5N1 được coi là tâm điểm của sự chú ý và cảnh báo rằng một biến chủng từ phân nhóm H5N1 có thể tự biến đổi (hoặc tái tổ hợp) để có thể lây từ người sang người,tạo thành một chủng virus có khả năng gây đại dịch cúm toàn cầu.
Dòng 60:
;H7N9
''Bài chi tiết:[[Virus cúm A phân nhóm H7N9]]''
:Loại virus H7N9 là loại virus cúm gia cầm mới vừa được phát hiện có khả năng lây từ gia cầm sang người và có tỉ lệ tử vong cao,bùng phát tại [[Trung Quốc]] từ tháng 3 năm 2013 và tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía đông Trung Quốc. Hầu hết các trường hợp được báo cáo nhiễm ở người người đều dẫn đến suy hô hấp nặng. H7N9 thường trú ẩn trong cơ thể của chim bồ câu,gà và vịt nhưng không phát hiện trên cá đàn chim di cư.Nó là sự kết hợp gene của các virus khác nhau. Trong virus này, 6 gen bên trong nó là từ virus cúm gia cầm H9N2, nhưng nguồn gốc của cả gen [[hemagglutinin]] (H) và gen [[neuraminidase]] (N) đều chưa được xác định rõ [http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/song-khoe/nhip-song/virus-h7n9-cuc-ky-nguy-hiem-voi-con-nguoi-2662845.html]. Tính đến ngày 27/5/2013 đã có 130 ca mắc bệnh tại [[Trung Quốc]][http://www.news.gov.hk/en/categories/health/html/2013/05/20130507_215744.shtml],1 ca mắc tại [[Đài Loan]][http://life.chinatimes.com/LifeContent/1413/20130424005358.html] và trong đó đã có 37 ca tử vong [http://www.moh.gov.cn/mohwsyjbgs/s3578/201305/516e13d5c10e49dd81118a5556e8a735.shtml], tỉ lệ tử vong vào khoảng 28%
 
;H6N1
Dòng 76:
 
== Phòng ngừa đại dịch ==
''Bài chính'': [[Tiến trình phát tán của virus cúm gia cầm]]
 
[[Tổ chức Y tế Thế giới]] (WHO) đã đưa ra cảnh báo rằng đại dịch cúm đang đến gần, và nhiều khả năng là do một biến chủng của virus cúm gia cầm H5N1. Để chuẩn bị đối phó, các quốc gia phải bắt đầu vạch kế hoạch chi tiết khi tình huống đại dịch diễn ra. Các biện pháp khẩn cấp có thể tiến hành là phân vùng, giới hạn sự lan truyền, tiêu huỷ và tiêm vaccin đối với gia cầm. Ngoài ra, các kế hoạch dài hạn cần phải thực thi là thay đổi dần lối sống, phương pháp chăn nuôi gia cầm của các vùng dân cư có nguy cơ cao.
 
WHO đã chia dịch cúm thành 6 giai đoan, từ mức độ chỉ là nguy cơ nhỏ cho đến khi đại dịch bùng phát và lan tràn. Hầu hết các tổ chức y tế của các quốc gia đều tự đánh giá và cho rằng hiện nay (năm 2005) dịch gia cầm đang nằm ở giai đoạn 3 của dịch, điều đó thừa nhận sự gây nhiễm trên người của một chủng virus mới này đã xảy ra nhưng có rất ít bằng chứng về sự lan truyền virus từ người sang người. Tuy thế, các chuyên gia y tế của WHO lo ngại rằng dịch cúm gia cầm có thể trở thành một đại dịch lớn trong thời gian sắp tới. Nhiều cảnh báo của WHO liên tục được phát ra kêu gọi cộng đồng các quốc gia trên thế giới cùng góp sức chống lại hiểm họa dịch cúm gia cầm.