Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thí nghiệm Rutherford”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: Thêm thể loại, replaced: <references/> → {{tham khảo}} using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Trước năm [[1911]], [[nguyên tử]] được cho là có cấu trúc gồm các hạt tích điện dương đan xen với các [[electron]], tạo thành một hỗn hợp tương tự như thành phần của "mứt mận".
 
Năm [[1909]], Hans Geiger và Ernest Marsden tiến hành thí nghiệm theo sự chỉ đạo của Rutherford tại [[Đại học Manchester]]. Họ chiếu dòng [[hạt alpha]] vào các lá vàng mỏng và đo số hạt alpha bị [[phản xạ]], truyền qua và [[tán xạ]]. Họ khám phá ra một phần nhỏ các hạt alpha đã phản hồi lại.
 
Nếu cấu trúc nguyên tử có dạng như mô hình "mứt mận" thì sự phản hồi xảy ra rất yếu, do nguyên tử là môi trường trộn lẫn giữa điện tích âm (của [[electron|điện tử]]) và điện tích dương (của [[proton]]), trung hòa điện tích và gần như không có [[lực tĩnh điện]] giữa nguyên tử và các hạt alpha. Nói một cách hình tượng do không có lực tương tác đáng kể, mô hình "mứt mận" như tấm nệm mềm đối với các hạt alpha.
Dòng 21:
Geiger và Marsden dùng một ống chứa khí [[radi]] [[brôm]] ([[RaBr2|RaBr<sub>2</sub>]]) [[phóng xạ]] ra các [[hạt alpha]] và chiếu dòng hạt alpha vào các lá [[kim loại]] khác nhau. Họ quan sát các hạt alpha truyền qua, phản xạ và [[tán xạ]] bằng cách đặt hệ thống trong buồng tối, bao bọc bởi các màn [[huỳnh quang]] làm từ [[hợp chất]] [[kẽm]] và [[lưu huỳnh]] ([[ZnS]]) và dùng [[kính hiển vi]] đếm số lần các chớp sáng sinh ra do các hạt alpha va vào màn tại các vị trí tương ứng với các góc tán xạ khác nhau. Việc đếm các hạt alpha diễn ra trong nhiều [[giờ]] để có thể tích lũy được con số [[khoa học Thống kê|thống kê]] có ý nghĩa.
 
Họ đã dùng các lá kim loại khác nhau, từ [[nhôm]], [[sắt]], [[vàng]] đến [[chì]], với độ dày thay đổi bằng cách xếp nhiều lá mỏng lên nhau thành lá dày hơn.
 
Kết quả đáng chú ý nhất xảy ra với lá vàng dày 60 [[nanômét|nanomét]] (tức là bề dày khoảng 200 nguyên tử vàng), khi đó chừng 1 trong 8000 hạt bị tán xạ ngược lại với [[góc tán xạ]] lớn hơn 90 [[độ (góc)|độ]]. Quan sát này không thể giải thích được bằng mô hình mứt mận cho nguyên tử; mà chỉ có thể giải thích được với giả thuyết một hạt nhân mang [[điện tích|điện tích dương]] nhỏ nằm trong nguyên tử.