Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thạch quyển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Tectonic plates.png|nhỏ|Các mảng (đĩa) thạch quyển.]]
'''Thạch quyển''' là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các [[hành tinh]] có đất đá. Trên [[Trái Đất]], thạch quyển bao gồm [[lớp vỏ (địa chất)|lớp vỏ]] và tầng trên cùng nhất của [[lớp phủ (địa chất)|lớp phủ]] (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau như trên hình.
 
Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của nó mà là các thuộc tính về sự trôi dạt của nó. Dưới ảnh hưởng của các ứng suất dài hạn và cường độ thấp gây ra các chuyển động [[kiến tạo mảng|kiến tạo địa tầng]], thạch quyển phản ứng về cơ bản như là lớp vỏ cứng, trong khi [[quyển mềm|quyển astheno]] có tác động như là một lớp [[chất lỏng]] có [[độ nhớt]] nhẹ. Cả lớp vỏ và tầng trên của lớp phủ trôi trên quyển astheno có "độ dẻo" cao hơn. Lớp vỏ được phân biệt với lớp phủ và như vậy là tầng trên của lớp phủ bằng sự thay đổi trong thành phần hóa học tại khu vực của [[điểm gián đoạn Mohorovičić]].
 
Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6  km (1 dặm) ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130  km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150  km (93 dặm).
 
Do lớp bề mặt đang nguội đi trong hệ thống [[đối lưu]] của Trái Đất, độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian. Nó bị chia cắt ra thành các mảng tương đối lớn, được gọi là các [[mảng kiến tạo]] và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng. Có hai dạng của thạch quyển là: