Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tùy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Pnjsilver (thảo luận | đóng góp)
Dòng 98:
* Khu vực Hà Bắc có đội quân nổi dậy của [[Đậu Kiến Đức]], đội quân này chuyển chiến các nơi ở Hà Bắc, chiếm cứ đại bộ phận khu vực Ký Châu, năm 618 thì tự phong là Hạ Vương, kiến quốc "Hạ".
* Ở khu vực Giang Hoài, đội quân nổi dậy mạnh nhất là của [[Đỗ Phục Uy]], [[Phụ Công Thạch]]. Hai người bắt đầu tiến hành nổi dậy tại Tề quận (nay thuộc Sơn Đông) vào năm 613, sau đó tiến về phía nam phát triển ở khu vực Giang Hoài. Năm 617, họ chiếm được [[Cao Bưu]], cắt đứt liên hệ giữa Tùy Dạng Đế đang ở Giang Đô và phương bắc. Đỗ Phục Uy tự xưng tổng quản, Phụ Công Thạch làm trưởng sử.
* Ở Tịnh Châu có [[Lý Uyên]], năm 617, Thái Nguyên lưu thủ Lý Uyên phát động binh biến, không lâu sau đánh chiếm Trường An. Ngày [[18 tháng 12]] năm 617, Lý Uyên đưa Đại vương Hựu lên ngôi, tức [[Tùy Cung Đế]], diêu tôn Tùy Dạng Đế làm [[thái thượng hoàng]], khiến quân Tùy mất đi vùng đất hậu viện, thủ đô thất thủ khiến tâm trí quân Tùy hoảng loạn, có đến chín phần đầu hàng triều TùyĐường và các tập đoàn khởi nghĩa địa phương khác, gián tiếp đẩy triều ĐườngTùy đến bờ diệt vong.
* Thế lực mạnh nhất ở phương nam là [[Tiêu Tiển]], năm 617, Tiêu Tiển cùng với những người khác như [[Đổng Cảnh Trân]] và [[Lôi Thế Mãnh]] cử binh phản Tùy. Năm 618, Tiêu Tiển xưng đế, kiến quốc "Lương", định đô tại Giang Lăng. Thế lực của Tiêu Tiển đông đến [[Cửu Giang]], tây đến [[Tam Hiệp]], nam đến [[Giao Chỉ]], bắc đến [[Hán Thủy]].<ref name="隋帝國的亂亡"/>
* Năm [[616]], [[Lý Tử Thông]] chiếm cứ Hải Lăng; [[Lâm Sĩ Hoằng]] chiếm cứ Kiền Châu.