Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Phủ Hoài (1883)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TuHan-Bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng
Dòng 33:
Đầu tháng 8, viện binh của Pháp từ Pháp, [[Nouvelle-Calédonie|Tân Đảo]] sang đã tới Hà Nội, kết hợp với lực lượng bổ sung từ Sài Gòn ra, làm lực lượng của Pháp ở đây lên tới 4500 quân. Theo kế hoạch tháng 7, tướng [[Bouet]] sẽ chỉ huy quân Pháp ở Hà Nội đánh lên Sơn Tây. Harmand muốn tiến đánh Sơn Tây bằng đường thủy [[sông Hồng]] ngay, nhưng Bouet lại chủ ý trước hết tấn công mở rộng vòng vây ở Hà Nội trên hướng Sơn Tây, phá vỡ phòng tuyến phủ Hoài trước, và ông ta đã thực hiện theo hướng này.
 
== DiễnLực biếnlượng ==
Ngày 15 tháng 8, tướng Bouet muốn giành lại thế chủ động đã bị mất sau trận Cầu Giấy, đã chỉ huy 2000 quân với 14 đại bác <ref>Lịch sử Cận đại Việt Nam tập II-Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Đặng Huy Vận-trang 84.</ref>, cùng với 450 quân Cờ Vàng tạo thành một lực lượng khoảng 2500 quân, chia làm 3 đạo bộ binh, phối hợp với hạm đội tàu thủy (Hạm đội Bắc Kỳ) trên sông Hồng tấn công vào phòng tuyến Phủ Hoài.
*Đạo cánh phải do đại tá Bichot chỉ huy, được 6 hạm tàu (''Pluvier'', ''Leopard'', ''Fanfare'', ''Éclair'', ''Mousqueton'' và ''Trombe'') yểm hộ trực tiếp, tiến dọc theo bờ đê sông Hồng, đánh lên Chèm
*Đạo trung tâm do Paul Coronnat chỉ huy, từ thành Hà Nội qua làng Yên Thái, đánh tới làng Nội (làng Noi tức Cổ Nhuế).
*Đạo cánh trái do Révillon chỉ huy, từ Cầu Giấy tiến theo đường Hà Nội-Sơn Tây (theo đường Henri Rivière đã hành quân trong trận Cầu Giấy), tấn công lỵ sở phủ Hoài Đức và làng Vòng (Dịch Vọng Hậu phía sau phủ Hoài) nơi có đại bản doanh của Lưu Vĩnh Phúc. Đạo này xa bờ sông Hồng, các pháo hạm không yểm hộ được nên phải kéo theo nhiều đại bác.
 
== Diễn biến ==
Cánh trái cẩu Révillon đánh vào cánh phải của quân Cờ đen nhưng không thắng, rồi lại bị đại bộ phận quân Cờ đen the phản kích. Khi đạn dược dần cạn, quân Pháp phải rút về hướng Cầu Giấy. Cuộc rút lui suýt chuyển thành cuộc tháo chạy, vì dân phu người Việt trong đoàn hoảng loạn, ào ào bỏ chạy về phía sau, làm nghẽn cả con đê dùng để tiếp tế đạn dược. May mắn cho quân Pháp là tiểu đoàn hải quân đánh bộ của Chevallier bắn chặn từ phía làng Vong(?) để yểm trợ cho quân Pháp rút lui, đồng thời gây tổn thất nặng cho quân Cờ đen xông ra từ vị trí phòng thủ để đuổi theo. Khi trời xẩm tối, Bouët đưa quân dự bị tham chiến, tạo điều kiện cho Révillon củng cố lại đội hình. Do không nhận được tin gì từ hai cánh quân kia, nên Bouët hạ lệnh cho cánh quân của Révillon rút về Hà Nội trong đêm đó.
 
[[Image:Bichot at Quatre Colonnes.jpg|thumb|left|330px|Đại tá Bichot thu được khẩu đại bác quân Cờ đen bỏ lại Quatre Colonnes]]
Lưu Vĩnh Phúc sở dĩ có thể phản công áp đảo cánh quân của Révillon vì hai cánh quân kia của Pháp không tạo được áp lực đáng kể lên quân Cờ đen. Cánh quân trung tâm của Coronnat không tìm được quân Cờ đen, còn cánh phải của Bichot chiếm được làng Trèm, nhưng sau đó bị chặn lại trước chiến lũy phòng thủ của quân Cờ đen tại Quatre Colonnes. Tới ngày 16 tháng 8, Bichot cho tiến quân đánh lên Quatre Colonnes, thì mới biết quân Cờ đen đã bỏ chiến lũy buổi đêm trước. Cuộc giao tranh diễn ra trong lúc trời mưa tầm tã, và trong ngày 15 đê sông Hồng vỡ, gây ngập lụp khắp vùng giữa Hà Nội và Phủ Hoài. Trận lụt này như vậy đánh dấu chấm hết cho trận đánh. Cả hai cánh quân của Coronnat và Bichot đều không tiến lên được, cánh quân của Coronnat rút về Hà Nội, còn cánh quân của Bichot chiếm đóng Quatre Colonnes, rồi cho chở về Hà Nội một số khẩu đại bác mà quân Cờ đen bỏ lại khi rút lui. Quân Pháp tuyên bố rằng trận lụt khiến cho họ không thể giáng một đòn nặng vào quân Cờ đen. Tuy nhiên trên thực tế, trận lụt này hết sức tai hại cho quân Cờ đen, Lưu Vĩnh Phúc phải bỏ các chiến lũy trước sông Đáy, và rút về phía bên kia bờ sông, bỏ hết lại vật tư chiến tranh và thương binh của mình.
 
Về phía quân Pháp có 17 người chết (trong đó có 2 sỹ quan) và 62 người bị thương. Quân Pháp ước tính quân Cờ đen có 300 người chết và 800 người bị thương. <ref>Bastard, tr 189–97; Duboc, tr 162–78; Huard, tr 99–103; Lung Chang, 151-2; Nicolas, tr 264–77; Thomazi, ''Conquête'', tr 163–5; ''Histoire militaire'', tr 60–62</ref>
 
== Tham khảo ==