Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tự vệ Đỏ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
không cần thiết
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 2:
 
==Sơ lược==
''Tự vệ Đỏ'' được tuyển chọn từ những thanh niên ưu tú, trung thành, dũng cảm, giỏi võ, có tinh thần hăng hái, tháo vát, có sức khỏe tốt trong các tổ chức Công hội Đỏ, Nông hội Đỏ, Đoàn thanh niên Cộng sản, v.v. Họ được trang bị gậy gộc, tầm vông, giáo, mác, dao, búa, liềm... và được tổ chức thành các đội vũ trang để bảo vệ người dân đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ và trong các cuộc biểu tình chống Pháp. Trong thời gian đầu họ chưa được trang bị súng đạn. Tự vệ Đỏ là tổ chức tiền thân của các đội vũ trang cộng sản Đông Dương trước [[Cách mạng tháng Tám]] [[1945]] như Đội Tự vệ Công nông, Đội Tự vệ Cứu quốc, Đội Danh dự Trừ gian, Đội Danh dự Việt Minh, Đội Tiễu trừ Việt gian, Đội Hộ lương Diệt ác v.v. <ref name="bkvn">Viện Từ điển Bách khoa thư Việt Nam [http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=12E2aWQ9NDU2NiZncm91cGlkPTMma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=3] mục từ "Tự Vệ Đỏ"</ref>
 
Để có lực lượng hỗ trợ cho đồng bào đấu tranh bảo vệ trật tự an ninh, các chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã bắt tay ngay việc xây dựng phát triển lực lượng tự vệ. Trên cơ sở những đội Tự vệ đã được thành lập trước đây.
Dòng 35:
Với sự góp sức bảo vệ của Tự vệ Đỏ, các làng Xô viết đã tịch thu ruộng đất của địa chủ, tiền lúa công chia cho người nghèo, đặc biệt là các nông dân, bắt hào lý ở Yên Phúc phải trả 100 mẫu ruộng đất ngoài bãi chia cho nông dân. Tệ đồng bóng, mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc bị cấm. Tại làng Lương Điền (Nghệ An), Nông hội Đỏ huy động lực lượng đắp đập Khe Mương, chợ Xá. Không những thế Tự vệ Đỏ và Nông hội Đỏ còn đi tuần tra, canh gác ban đêm cho người dân.
 
Cuối năm [[1930]], đầu năm [[1931]], [[đế quốc Pháp]] đàn áp phong trào Xô Viết rất dữ dội. Họ bắt bớ cán bộ, đảng viên Anh Sơn 617 người giam ở nhà lao [[Vinh]], [[Lao Bảo (thị trấn)|Lao Bảo]], [[Buôn Ma Thuột|Ban Mê Thuột]], [[Kon Tum]]. Để chống lại, giữa năm [[1931]] quân dân tổng Lương Điền với các đội Tự vệ Đỏ đã cầm giáo mác, gươm đao và tầm vông vạt nhọn hộ tống bà con bao vây đồn Dừa, bà con Tri Lễ (Nghệ An) vây đồn Yên Phúc, dân làng Lãng Điền (Nghệ An) bao vây đồn Pháp đóng ở nhà thờ Quan Án... <ref name="natd"/>
 
==Nhận định==