Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế tri thức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thu NNA (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
== Khái niệm, định nghĩa ==
Khái niệm kinh tế tri thức manh nha xuất hiện từ đầu những năm [[1960]] của thế kỷ trước, tiên phong bởi [[Fritz Machlup]] và [[Peter Drucker]]. Trong hơn bốn thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải thích cơ chế của nền kinh tế này. Trong những năm qua kinh tế tri thức được chọn làm chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, kinh tế tri thức là khái niệm không dễ hiểu vì dựa trên hai khái niệm trừu tượng là [[kinh tế]] và [[tri thức]], và do vậy đã được hiểu nhiều ít khác nhau.<ref name="Tia sang">[http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=110&News=3324&CategoryID=36] Tạp chí Tia sáng</ref>.
Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge - BasedEconomy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa họcvàhọc và công nghệ cao. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cho rằng: "Nền kinh tế tri thứclàthức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sửdụngsử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996).<ref name="trường THKTSG">[http://ies.edu.vn/kinh-te-tri-thuc-tiep-can-va-chien-luoc-phat-trien-c13n166.html]</ref>
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trongtấttrong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000).<ref name="trường THKTSG" />
Ngân hàng Thế giới (WB,2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. CácnềnCác nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức".
Còn theo Bộ Thương mại và Công nghiệp Anh: Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà việc sản sinh ra và khai thác tri thức có vai trò nổi trội trong quá trình tạo ra của cải.<ref name="Tap chi LDXH">http://ldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/12/id/3728/language/vi-VN/Default.aspx, ThS Nguyễn Trọng Tuấn, Tạp chí lao động xã hội</ref>
Theo GS.VS Đặng Hữu: Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.<ref name="Tap chi LDXH" />