Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Yếu tố sản xuất”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Xem thêm: clean up using AWB
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 3:
*[[Đất (kinh tế học)|Đất]] hay các nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thiên nhiên) - các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên chẳng hạn như đất đai và khoáng chất. Chi phí cho việc sử dụng đất là [[địa tô]].
*[[Sức lao động]] - các hoạt động của con người được sử dụng trong sản xuất. Chi phí thanh toán cho sức lao động là [[lương (kinh tế học)|lương]].
*[[Tư bản]] hay [[Vốn (kinh tế học)|vốn]] - Các sản phẩm do con người làm ra hay [[công cụ sản xuất]]) được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm khác. Vốn bao gồm máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Trong ý nghĩa chung, chi phí thanh toán cho vốn gọi là [[lãi suất]].
 
Các yếu tố này lần đầu tiên được hệ thống hóa trong các phân tích của [[Adam Smith]], [[1776]], [[David Ricardo]], [[1817]], và sau này được [[John Stuart Mill]] đóng góp như là một phần của lý thuyết chặt chẽ về sản xuất trong [[kinh tế chính trị]].
 
Trong các phân tích cổ điển, tư bản nói chung được xem như là các vật thể hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà xưởng. Với sự nổi lên của [[kinh tế tri thức]], các phân tích hiện đại hơn thông thường phân biệt [[tư bản vật lý]] này với các dạng khác của tư bản chẳng hạn như "[[tư bản con người]]" (thuật ngữ kinh tế để chỉ giáo dục, kiến thức hay sự lành nghề).
 
Ngoài ra, một số nhà kinh tế khi nói tới các kinh doanh còn có khái niệm [[khả năng tổ chức]], [[tư bản cá nhân]] hoặc đơn giản chỉ là "khả năng lãnh đạo" như là yếu tố ''thứ tư''. Tuy nhiên, điều này dường như là một dạng của sức lao động hay "tư bản con người". Khi có sự phân biệt, chi phí cho yếu tố này của sản xuất được gọi là [[lợi nhuận]].
 
Học thuyết kinh tế cổ điển sau này đã được phát triển xa hơn nữa và vẫn giữ được tác dụng cho tới ngày nay như là nền tảng cho [[kinh tế vi mô]].
 
===Phát triển và các quan điểm khác===
Các nhà kinh tế theo quan điểm của [[Karl Marx|chủ nghĩa Mác]] và các nhà [[đảng xã hội chủ nghĩa|xã hội chủ nghĩa]] cũng nghiên cứu các khái niệm về các yếu tố sản xuất. Nhưng họ có xu hướng tách sức lao động ra khỏi các yếu tố còn lại của sản xuất, xem xét nó như là yếu tố đầu vào có ý thức và tích cực trong việc chuyển hóa nguyên liệu vật lý thô và các đầu vào khác thành các sản phẩm có [[giá trị sử dụng]] đối với người tiêu dùng và kinh doanh. Các phân tích của họ không thay đổi trên thực tế tư tưởng về các yếu tố sản xuất, mặc dù nó nhấn mạnh [[phương thức sản xuất]], được xác định như là các yếu tố trừ đi sức lao động, trong đó nó cố gắng theo đuổi sự phân biệt với yếu tố nhân lực. Ngoài ra, học thuyết kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx cũng phân biệt các khái niệm lịch sử của "các yếu tố sản xuất" và vai trò của chúng trong [[chủ nghĩa tư bản]]: trong hệ thống kinh tế-xã hội đó, lao động trở thành "[[tư bản|tư bản biến đổi]]" được coi như là nguồn gốc của [[giá trị thặng dư]] hay lợi nhuận, trong khi các yếu tố phi-con người của sản xuất trở thành "[[tư bản|tư bản cố định]]", chúng không tạo ra giá trị thặng dư ngoại trừ việc gián tiếp làm cho sức lao động trở nên có tính sản xuất hơn.
 
Những nhà kinh tế khác tập trung vào vai trò trung tâm của [[tư bản con người]], cụ thể là [[tư bản xã hội]] (niềm tin cộng đồng) và [[tư bản kiến thức]] (các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động) mà chúng đóng vai trò ngày càng tăng trong suốt [[thế kỷ 20]].
 
Các phân tích hiện đại nhất thông thường nhắc đến từ 4 tới 7 dạng tư bản, như trong [[chủ nghĩa tư bản tự nhiên]] hay các học thuyết của [[tư bản tri thức]]. [[Thương hiệu]] trong kinh doanh cũng được nói tới như là "tư bản thương hiệu", tức một dạng đặc biệt vô hình của [[tư bản xã hội]] được thừa nhận bởi một cộng đồng lớn trong xã hội, trong các phân tích của [[Baruch Lev]].
Dòng 40:
* [[Danh sách các chủ đề tài chính]]
* [[Danh sách các nhà kinh tế]]
 
 
[[Thể loại:Sản xuất]]