Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Xuân (trung tướng)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Cuộc đời và sự nghiệp: clean up, replaced: : → : (2) using AWB
Dòng 24:
Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, người Pháp lập ra các cơ quan hành chính tạm thời là Hội đồng An dân Bắc phần và Hội đồng Chấp chánh lâm thời Trung phần do [[Trương Đình Tri]] và [[Trần Văn Lý]] đứng đầu.
 
Trong khi đó những người bảo hoàng cố thương lượng với Pháp về chủ quyền đất nước. Theo [[Thỏa ước Vịnh Hạ Long]] ngày 6 Tháng Chạp giữa Cao ủy Bollaert và Bảo Đại thì Pháp thừa nhận nước Việt Nam độc lập nhưng có điều kiện hạn chế về ngoại giao, quốc phòng và quy chế dân tộc thiểu số. Để xúc tiến việc trao trả độc lập hoàn toàn và sử đổi những khoản trên, ngày 26 Tháng Ba, 1948 ở [[Hồng Kông|Hương Cảng]] Bảo Đại tuyên bố thành lập chính phủ trung ương của [[Quốc gia Việt Nam]]. BốnNăm người được đề cử làm thủ tướng lúc bấy giờ là [[Ngô Đình Diệm]], [[Lê Văn Hoạch]], [[Trần Văn Hữu]], [[Khương Hữu Long]], và Nguyễn Văn Xuân nhưng Ngô Đình Diệm, Khương Hữu Long, và Lê Văn Hoạch khước từ vì không tán thành nghị định thư của Thỏa ước Vịnh Hạ Long. Bác Sĩ Khương Hữu Long đề nghị với Bảo Đại và tòan quyền Pháp cho Trầ̀̀n Văn Hữu. Cuối cùng Trần Văn Hữu nhường cho Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng [[Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam]].<ref>Lê Xuân Khoa. ''Việt Nam 1945-1995, Tập I''. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004. Trang 97.</ref>
 
Ngày [[27 tháng 5]] năm [[1948]], tướng Nguyễn Văn Xuân trình danh sách Chính phủ. Đến ngày [[5 tháng 6]] năm [[1948]] thì tuyên cáo [[Hạ Long]] được chính thức ký kết, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam. Ngày [[8 tháng 3]] năm [[1949]], Tổng thống Pháp [[Vincent Auriol]] và Cựu hoàng [[Bảo Đại]] đã ký [[Hiệp ước Elysée]], thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối [[Liên hiệp Pháp]], gọi là [[Quốc gia Việt Nam]], đứng đầu là Bảo Đại.