Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mizar (sao)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Meotrangden (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 20:
absmag_v=0.33 }}
{{Starbox catalog |
names=Mizat, Mirza, Mitsar, Vasistha, 79 Ursae Majoris, [[Bright Star Catalogue|HR]] 5054, [[Bonner Durchmusterung|BD]] +55 1598A, [[Henry Draper catalogue|HD]] 116656, [[General Catalogue of Trigonometric Parallaxes|GCTP]] 3062.00, [[Smithsonian Astrophysical Observatory Star Catalogue|SAO]] 28737, FK5 497, GC 18133, ADS 8891, [[Catalog of Components of Double and Multiple Stars|CCDM]] J13240+5456, [[Hipparcos catalogue|HIP]] 65378. }}
{{Starbox end}}
'''Mizar''' hay '''Zeta Ursae Majoris''' (ζ UMa / ζ Ursae Majoris), là một ngôi [[sao]] nằm ở vị trí thứ hai tính từ cuối cánh tay đòn của chòm sao [[Đại Hùng]]. Tên gọi Mizar có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập ميزر mi'zar, nghĩa là cạp [quần, váy] hay đai. Trong [[tiếng Trung]] nó được gọi là 开阳 (sao Khai Dương). Với mắt thường người ta cũng có thể nhìn thấy sao mờ đồng hành với nó, về phía đông, có tên gọi là [[Alcor]] hay 80 Ursae Majoris. Mizar có [[cấp sao biểu kiến]] 2,27 và lớp quang phổ A1 V trong khi Alcor có cấp sao biểu kiến 3,99 và lớp quang phổ A5 V. Các tài liệu Ả Rập viết rằng chỉ những người nào với thị lực tốt mới có thể nhìn thấy sao đồng hành của Mizar. Nhà thiên văn [[Patrick Moore]] đã cho rằng điều này trên thực tế có lẽ để chỉ một ngôi sao khác nằm giữa Mizar và Alcor. Mizar và Alcor nằm cách nhau khoảng 3 [[năm ánh sáng]], và cho dù chuyển động chính xác của chúng chỉ ra rằng chúng chuyển động cùng nhau (chúng đều là các thành viên của [[nhóm chuyển động Ursa Major]]), nhưng khó có thể tin là chúng tạo thành một hệ thống [[sao đôi]] thật sự, mà chỉ đơn giản là [[sao đôi quang học]].
 
Các thành phần khác của hệ thống Mizar được phát hiện với sự phát minh ra kính thiên văn và quang phổ học; mục tiêu dễ dàng chia tách bằng thị giác Mizar đã trở thành sao đôi đầu tiên được phát hiện bằng kính thiên văn—có lẽ nhất là do [[Benedetto Castelli]], người vào năm 1617 đã đề nghị [[Galileo Galilei]] quan sát nó. Galileo khi đó đã tạo ra một hồ sơ chi tiết về sao đôi. Muộn hơn, vào khoảng năm 1650, [[Giovanni Battista Riccioli|Riccioli]] đã viết về Mizar dường như là một sao đôi. Ngôi sao thứ hai, '''Mizar B''', có cấp sao 4,0 và lớp quang phổ A7, và nằm trong phạm vi khoảng 380 [[đơn vị thiên văn|AU]] từ ngôi sao thứ nhất; hai ngôi sao này phải mất hàng nghìn năm để xoay quanh nhau. Mizar A cũng là sao đôi được phát hiện đầu tiên bằng kính quang phổ, do [[Edward Charles Pickering|Pickering]] thực hiện năm [[1889]]. Hai thành phần này đều khoảng 35 lần chói sáng hơn Mặt Trời và xoay quanh nhau với chu kỳ khoảng 20 ngày. Mizar B sau này cũng được phát hiện là sao đôi quang phổ. Năm [[1996]], các thành phần của hệ sao đôi Mizar A đã được chụp ảnh với độ phân giải cực cao, sử dụng [[Giao thoa kế quang học nguyên mẫu hải quân]]] (''Navy Prototype Optical Interferometer'') của [[Đài thiên văn hải quân Hoa Kỳ]].
 
Tổng thể hệ thống 4 sao này nằm cách Trái Đất khoảng 78 năm ánh sáng. Các thành phần này đều là thành viên của [[nhóm chuyển động Ursa Major]] hay Collinder 285, một nhóm phân tán nhất của các ngôi sao chia sẻ cùng một thời điểm sinh ra, như được xác định bằng chuyển động thật. Các ngôi sao khác của mảng sao [[sao Bắc Đẩu|Bắc Đẩu]], ngoại trừ [[Alpha Ursae Majoris|Dubhe]] và [[Eta Ursae Majoris|Alkaid]], cũng thuộc về nhóm này.