Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Albrecht von Roon”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: , → ,, . → ., : → : (5), . < → .< (5) using AWB
Dòng 20:
'''Albrecht Theodor Emil Graf von Roon''' ([[30 tháng 4]] năm [[1803]]&nbsp;– [[23 tháng 2]] năm [[1879]]) là một chính khách và [[người lính|quân nhân]] [[Phổ (quốc gia)|Phổ]],<ref name="rogerparkinsontrang139">Roger Parkinson, ''The Encyclopedia of Modern War'', các trang 139-140.</ref>, đã trở thành [[Thống chế Đức|Thống chế]] của [[quân đội Phổ]].<ref name="johnjeegantrang254">John Keegan, ''Who's Who in Military History: From 1453 to the Present Day'', trang 254</ref> Với tư cách là [[Bộ trưởng]] Bộ Chiến tranh [[Vương quốc Phổ|Phổ]] từ năm [[1859]] cho đến năm [[1873]], Roon, cùng với [[Thủ tướng]] [[Otto von Bismarck]] và Tổng tham mưu trưởng [[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Helmuth von Moltke Lớn]], là một nhân vật chủ chốt trong [[Chính phủ]] Phổ trong [[thập kỷ]] [[1860]] &ndash; một giai đoạn quan trọng trong [[lịch sử]] Phổ, khi mà hàng loạt cuộc [[chiến tranh]] thắng lợi với [[Đan Mạch]], [[Đế quốc Áo|Áo]] và [[Pháp]] đã dẫn đến sự [[thống nhất nước Đức]] dưới quyền lãnh đạo Phổ.
 
Sau cuộc tổng động viên tồi tệ của quân đội Phổ vào năm [[1859]], Roon được Nhiếp chính vương [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm]] (sau là [[Kaiser|Đức hoàng]] Wilhelm I) cử làm lãnh đạo một hội đồng xem xét việc cải tổ các lực lượng vũ trang Phổ, trước khi ông nhậm chức Bộ trưởng Chiến tranh thay thế [[Eduard von Bonin]] &ndash; một người có khuynh hướng [[chủ nghĩa tự do|tự do]] hơn ông &ndash; vào cuối tháng 12. Được mệnh danh là một "người bảo thủ sáng suốt", ông nhận thấy vai trò trung tâm của lực lượng [[quân đội Phổ]] và những giá trị của nó trong việc khơi dậy tinh thần dân tộc của người Phổ,<ref name="rogerparkinsontrang139"/><ref name="johnjeegantrang254"/><ref name="stephenbadseytrang19">Stephen Badsey, ''The Franco-Prussian War 1870-1871'', trang 19</ref> và đã tiến hành hàng loạt [[đổi mới|cải cách]]. Công cuộc canh tân của ông được đề ra trong bối cảnh quân đội Phổ đã trải qua một quá trình suy yếu kể từ khi [[các cuộc chiến tranh của Napoléon|những cuộc chiến tranh của Napoléon]] chấm dứt và các đội quân của công dân ''[[Landwehr]]'', không còn đáng tin cậy nữa. Trong đó, ông hợp nhất lực lượng dân binh ''Landwehr'' với [[quân đội]] chính quy của Phổ, đồng thời gia tăng thời hạn nghĩa vụ quân sự của mỗi công dân.<ref name="johnjeegantrang254"/><ref>George O. Kent, ''Bismarck and His Times'', trang 36</ref> Các cải cách của ông đã vấp phải sự phản kháng ác liệt của phe tự do chủ nghĩa trong Quốc hội Phổ, song Roon với sự hỗ trợ của Bismarck và Moltke cuối cùng dã dập tắt được sự phản đối này. <ref name="roontudienbachkhoa"/><ref name="peterparret286"/>
 
Việc thống nhất dân binh với quân chính quy cũng khiến cho quân đội Phổ trở thành lực lượng quân đội đầu tiên trên [[thế giới]] có thể tổng động viên nhanh chóng các lực lượng trừ bị được huấn luyện bài bản, có kỷ luật và khả năng chiến đấu cao, và họ đã thực hiện điều này với thành công lớn trong [[Chiến tranh Áo-Phổ]] năm [[1866]] và [[Chiến tranh Pháp-Phổ]] năm [[1870]]. Các thành tựu về mặt hành chính của Roon đã bổ trợ cho các thành quả về chiến dịch và tham mưu của Moltke Lớn.<ref name="johnjeegantrang254"/> Với thắng lợi quân sự của Phổ trong chiến tranh thống nhất nước Đức, ông trở thành một [[anh hùng dân tộc]].<ref name="roontudienbachkhoa"/> Từ ngày [[1 tháng 1]] cho đến ngày [[9 tháng 11]] năm [[1873]], ông cũng là Thủ tướng Chính phủ Phổ.<ref name="rogerparkinsontrang139"/>
Dòng 30:
 
== Các tác phẩm ==
Cũng trong năm 1826, ông được bổ nhiệm làm giảng viên trường thiếu sinh quân tại [[thủ đô|kinh thành]] [[Berlin]], nơi ông đặc biệt chú trọng đến bộ môn [[địa lý]] [[quân sự]]. Ông là một học trò của nhà vật lý nổi tiếng [[Carl Ritter]] dạy ở trường Quân sự Berlin.<ref>{{Cite NIE|Roon, Albrecht Theodor Emil|year=1905}}</ref><ref>{{Cite EB1911|Ritter, Karl}}</ref> Roon nhanh chóng trở nên nổi tiếng như một bậc thầy về địa lý và khoa học quân sự.<ref name="williamhdavenportadams">William H. Davenport Adams, ''The Franco-Prussian War: Its Causes, Incidents and Consequences : with the Topography and History of the Rhine Valley by W. H. Davenport Adams'', Tập 1, trang 122</ref> Năm [[1832]], Roon xuất bản tác phẩm được nhiều người biết đến ''Các nguyên lý của Địa lý Tự nhiên, Quốc gia và Chính trị'', dài 3 tập (''Grundlage der Erd-, Völker- und Staaten-Kunde''), với 4 vạn ấn bản đã được bán chỉ trong vòng vài năm. Tiếp theo sau công trình này, năm [[1834]] ông viết ''Các yếu tố của Địa lý'' (''Anfangsgrunde der Erdkunde''), năm [[1837]] ông viết ''Địa lý Quân sự châu Âu'' (''Militärische Landerbeschreibung von Europa''), và năm [[1839]] ông viết cuốn ''Bán đảo Tây-Bồ'' (''Die Iberische Halbinsel'')<ref name="roontudienbachkhoa">{{Cite EB1911|wstitle=Roon, Albrecht Theodor Emil, Count von}}</ref>. Tác phẩm ''Bán đảo Tây-Bồ'' của ông chủ yếu đề cập đến các cuộc [[nội chiến]] tại [[Tây Ban Nha]].<ref name="williamhdavenportadams"/>
 
[[Hình:Albrecht Graf von Roon-Harro Magnussen.jpg|nhỏ|trái|upright|Tượng Albrecht Graf von Roon tại Tiergarten, Berlin]]
Dòng 40:
 
== Các cải cách quân sự của Roon ==
Được thăng hàm [[Thiếu tướng]] vào năm [[1859]] và [[Trung tướng]] vào năm [[1859]], Roon đã giữ một vài chức vụ chỉ huy kể từ năm [[1850]] và được triển khai trong các sứ mệnh quan trọng. Trong cuộc [[Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ hai|Chiến tranh Áo-Pháp-Sardegna]], ông được lệnh tổng động viên một [[sư đoàn]]. Cuộc tổng động viên quân đội Phổ diễn ra kém hiệu quả và rơi vào tình trạng hỗn loạn đến mức mà Wilhelm, người đã lãnh chức Nhiếp chính vương thay thế vua anh điều hành việc nước từ năm [[1857]], phải thành lập một hội đồng do Roon lãnh đạo, nhằm xem xét những khuyết điểm của quân đội và đề xướng cải cách. Các đường lối của ông gặp phải một số phản đối từ [[Bộ Chiến tranh Phổ|Bộ trưởng Bộ Chiến tranh]] đương nhiệm của Phổ là [[Eduard von Bonin]], song Wilhelm &ndash; người ủng hộ nồng nhiệt các đề xuất của Roon &ndash; đã cách chức Bonin và bổ nhiệm Roon vào ghế Bộ trưởng Chiến tranh vào ngày [[5 tháng 12]] năm 1859. Hai năm sau, vào năm [[1861]], Bộ [[Hải quân]] cũng được giao cho ông đứng đầu. <ref name="michaelhowardtr1920"/><ref name="roontudienbachkhoa"/><ref name="michaelembretrang35"/><ref>Albert Seaton , ''The Army of the German Empire, 1870-1888'', trang 59</ref><ref> George O. Kent, ''Bismarck and His Times'', trang 36</ref>
 
Được mệnh danh là "người bảo thủ sáng suốt"<ref>Hannah Pakula, ''An Uncommon Woman: The Empress Frederick, Daughter of Queen Victoria, Wife of the Crown Prince of Prussia, Mother of Kaiser Wilhelm Von Roon'', trang 165</ref> có niềm tin sốt sắng vào sự chuyên môn và các cuộc cải cách để đổi mới hoàn toàn bộ mặt của quân đội.<ref name="michaelembretrang35">Michael Embree, ''Bismarck's First War: The Campaign of Schleswig & Jutland 1864'', trang 35</ref> Được sự ủng hộ của tướng [[Edwin Freiherr von Manteuffel|Edwin von Manteuffel]] và Tổng tham mưu trưởng mới của quân đội Phổ là [[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Helmuth von Graf Moltke]], Roon đã soạn thảo các kế hoạch để điều chỉnh cơ cấu quân sự do [[Gerhard von Scharnhorst|Scharnhorst]] thiết lập cho phù hợp với bối cảnh hiện thời của nước Phổ.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Những kế hoạch này đã được bày tỏ ngay từ [[mùa hè]] năm [[1858]] qua bản thỉnh tấu do ông đệ trình lên Wilhelm. Trong bản tấu thỉnh này, trước hết ông chỉ ra rằng Phổ cần có "một quân đội hùng vĩ nhưng đồng thời không đắt giá" nếu muốn củng cố địa vị [[cường quốc|liệt cường]] của mình.<ref name="michaelhowardtr1920"> Michael Howard, ''The Franco-Prussian War: The German Invasion of France 1870–1871'', các trang 19-20.</ref> Một phần trong các canh tân của ông là chế độ ''cưỡng bách tòng quân'' trên toàn quốc : theo đó, việc phục vụ dưới các lá quân kỳ bắt buộc phải kéo dài 3 năm, khởi đầu ở độ tuổi 20.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Tiếp theo đó, những [[người lính]] được tuyển mộ sẽ phục vụ lực lượng trừ bị trong vòng 4 năm<ref name="michaelembretrang35"/>, chứ không phải là 2 năm như trước đây nữa.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Và, sau khi mãn hạn trong lực lượng trừ bị, họ sẽ gia nhập lực lượng dân quân, hay nói cách khác là ''[[Landwehr]]''.<ref name="michaelembretrang35"/> Nhờ cải tổ của Roon, các [[trung đoàn]] mới của quân đội Phổ đã được thành lập.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Trong năm [[1862]] quân số của lực lượng chính quy Phổ đã được mở rộng gấp đôi<ref name="geoffreywawro7677">Geoffrey Wawro, ''Warfare and Society in Europe, 1792- 1914'', trang 76</ref>. Ngoài ra, mặc dù vai trò trong cuộc Chiến tranh Giải phóng năm 1813 của dân quân vẫn còn được ca ngợi trong một huyền thoại mang tính [[chủ nghĩa dân tộc|dân tộc chủ nghĩa]], Roon tin rằng ''Landwehr'' là một đội ngũ yếu kém về quân sự lẫn chính trị : hạn chế về tính thực tiễn và thiếu sự tinh nhuệ. Vì thế, ông đã cắt giảm vai trò của lực lượng này :<ref name="roontudienbachkhoa"/> việc phục vụ trong đội ngũ dân quân bị giảm từ 7 năm xuống 5 năm, dưới sự giám sát chặt chẽ trong quân đội chính quy, qua đó biến dân quân theo một lực lượng trừ bị hạng hai trên chiến tuyến.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> Việc giám sát đối với ''Landwehr'' được thực hiện bởi những người điều khiển các khu vực [[quân đoàn]]<ref>Michael Howard, ''The Franco-Prussian War: The German Invasion of France, 1870-1871'', 22</ref>, mà cuộc canh tân của Roon đã phân chia nước Phổ làm 8 khu vực.<ref name="rogerparkinsontrang139"/>
 
Những đề xuất tái cấu trúc quân đội của Roon đã vấp phải sự phản kháng mãnh liệt từ phe tự do chủ nghĩa vốn chiếm đa số trong [[Quốc hội Phổ]] (''Preußischer Landtag''),<ref name="roontudienbachkhoa"/> đứng đầu là [[Đảng Tiến bộ Đức|Đảng Tiến bộ]], do [[quốc hội]] chủ trương đặt ngân sách quân sự dưới sự kiểm soát của nghị viện. Những người theo chủ nghĩa tự do coi các vấn đề quân đội là một minh chứng cho chế độ [[quân chủ chuyên chế|chuyên chế]] của Vương gia Phổ. Trong khi Roon cho rằng quân đội Phổ cần phải có thêm nhiều lính để bảo vệ quyền lợi của vương quốc chống lại [[Áo]] và Pháp, những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng mục tiêu thực sự của Roon là "quân phiệt hóa" [[xã hội]] Phổ. Họ cho rằng, nếu cần thiết mở mang quân số, lực lượng dân binh ''Landwehr'' hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của quân đội bằng nguồn lực dồi dào của họ. Tuy nhiên, về vai trò của ''Landwehr'', Roon đã phản bác : trong thời đại này, chiến tranh đã trở nên phức tạp và đòi hỏi những binh sĩ nhà nghề, chứ không phải là dân binh.<ref name="geoffreywawro7677"/> Sau gần 8 năm xung đột [[chính trị]] (1859 &ndash; 1867)<ref name="michaelhowardtr1920"/>, phần thắng cuối cùng sẽ thuộc về ông, với sự hỗ trợ đắc lực từ những thắng lợi chính trị của Thủ tướng [[Otto von Bismarck]] và những [[chiến thắng|thắng lợi]] quân sự của Tổng tham mưu trưởng Moltke .<ref name="roontudienbachkhoa"/><ref name="peterparret286"> Peter Paret, Gordon A. Craig, Felix Gilbert (biên tập), ''Makers of Modern Strategy from Machiavelli to the Nuclear Age'', trang 286</ref>
 
[[Hình:BismarckRoonMoltke.jpg|nhỏ|Roon (giữa), cùng với [[Otto von Bismarck|Bismarck]] (trái) và [[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Moltke]] (phải). Ba nhà lãnh đạo của Phổ trong thập niên [[1860]].]]
 
== Anh hùng dân tộc ==
Vào năm [[1864]], liên minh Áo-Phổ toàn thắng trong cuộc [[Chiến tranh Schleswig lần thứ hai]] với [[Đan Mạch]] năm [[1864]], song, thắng lợi này vẫn chưa đủ để khẳng định sự cần thiết của các biện pháp cải cách của Roon. Phải đến cuộc [[Chiến tranh Áo-Phổ]] năm [[1866]] thì ông mới trở nên được ủng hộ nồng nhiệt. <ref name="roontudienbachkhoa"/>
 
Khi cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, Roon được thăng cấp ''[[Thượng tướng Bộ binh]]''. Ông đã tham gia trong [[thắng lợi quyết định]] tại [[trận Königgrätz|Königgrätz]], dưới quyền tổng chỉ huy của [[Helmuth Karl Bernhard von Moltke|Moltke]]. Ông được nhận [[Huân chương Đại bàng Đen]] tại [[Mikulov|Nikolsburg]] trên con đường tại [[Viên]]<ref name="roontudienbachkhoa"/>. Ảnh hưởng của Roon đối với nhà vua lớn đến mức mà Moltke hầu như bị quên lãng: khi một sĩ quan mang một chỉ thị của Moltke đến cho [[Sư đoàn]] trưởng của mình, viên Sư đoàn trưởng thắc mắc: ''"Có vẻ là một mệnh lệnh tốt. Nhưng Tướng von Moltke là ai cơ chứ?"''.<ref name="peterparret286"/><ref>[http://baotintuc.vn/ho-so/huyen-thoai-ve-tu-lenh-thep-nuoc-pho-ky-1-su-noi-len-cua-bo-tong-tham-muu-20121210233500741.htm Huyền thoại về tư lệnh “thép” nước Phổ - Kỳ 1: Sự nổi lên của Bộ Tổng Tham mưu]</ref> Đại thắng ở Königgrätz đã cho thấy thành công của các cuộc cải cách của ông.<ref name="rogerparkinsontrang139"/> và giờ đây, Roon từ một người bị căm ghét nhất đã trở thành người được mến mộ nhất trên đất nước của mình.<ref name="roontudienbachkhoa"/> [[Tháng 9]] năm 1866, Viện Dân biểu thông qua một khoản bồi thường đầy đủ cho những chi phí nằm ngoài hiến pháp của Chính phủ suốt 4 năm qua. Năm sau, Quốc hội tuyên bố chấp thuận các cuộc cải cách quân sự. Vào ngày [[20 tháng 8]] năm [[1866]], Roon hoan hỉ viết thư báo cho nhà vua rằng cuộc xung đột giữa Vương triều với Quốc hội cuối cùng đã kết thúc. <ref name="michaelhowardtr1920"/>
 
Cơ chế quân đội của ông đã được toàn bộ [[Liên bang Bắc Đức]] áp dụng sau năm 1866. Trong các năm về sau, cơ cấu mới mẻ này cũng được mọi quốc gia khác ở [[lục địa châu Âu]] học theo. <ref name="roontudienbachkhoa"/>
 
Trong [[Chiến tranh Pháp-Phổ]] năm [[1870]] &ndash; [[1871]], Roon đã tháp tùng [[vua]] [[Wilhelm I của Đức|Wilhelm I]] đi chinh chiến.<ref name="roontudienbachkhoa"/> Nhờ có cuộc canh tân của Roon, người Phổ đã tổng động viên được hàng triệu binh lính khi cuộc [[chiến tranh]] này nổ ra.<ref name="johnjeegantrang254"/> Cuộc chiến là một thắng lợi vang dội đối với Phổ và Roon đã có đóng góp đáng kể đến thành công này. Vào ngày [[19 tháng 1]] năm [[1871]], lễ kỷ niệm 50 ngày gia nhập quân ngũ của ông đã được tổ chức tại [[điện Versailles]], [[Đệ tam Cộng hòa Pháp|Pháp]], nơi mà Wilhelm I, người vừa lên ngôi [[hoàng đế Đức]] ngày hôm qua, bày tỏ sự biết ơn đối với những cống hiến to lớn của ông. Ông được phong làm [[Bá tước]] (''[[Graf]]''), ngay sau Moltke. Sau khi thôi chức Bộ trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Hải quân,<ref name="roontudienbachkhoa"/> vào [[tháng một|tháng 1]] năm [[1873]], kế nhiệm Bismarck làm Thủ tướng Phổ, trong khi Bismarck vẫn tiếp tục là Thủ tướng của [[Đế quốc Đức]]. Tuy nhiên, sức khỏe yếu đã khiến cho ông phải trao lại ghế Thủ tướng cho Bismarck. Roon đã được phong hàm [[Nguyên soái|Thống chế]] vào ngày [[1 tháng 1]] năm [[1873]].