Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tưởng Uyển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: , → ,, : → : (2) using AWB
Dòng 17:
==Thưở đầu sự nghiệp==
 
Tưởng Uyển sống ở Linh Lăng (零陵, ngày nay ở phía tây bắc [[Hồ Nam]]) tự là Công Diễm , cả ông và người anh rể Lưu Mẫn (劉敏) đều nổi tiếng vì tài trí hơn người ngay từ thưở thiếu thời. Không ai biết Tưởng Uyển đã về dưới trướng [[Lưu Bị]] như thế nào, mọi người chỉ biết rằng khi Lưu Bị tiến hành công chiếm [[Ích Châu]], Tưởng Uyển đã ở trong quân trung, và sau khi Lưu Bị thành công, ông được bổ nhiệm làm huyện phán. Một hôm, khi Lưu Bị đi thăm thú huyện này, ông vô cùng ngạc nhiên và giận dữ khi Tưởng Uyển không tự mình giải quyết chính vụ và còn say bí tỉ. Ông ta muốn xử tử Tưởng Uyển, nhưng [[Gia Cát Lượng]] đã thuyết phục ông tha cho Tưởng Uyển - lý do là vì dựa vào sự hiểu biết của Gia Cát Lượng về Tưởng Uyển thì Tưởng Uyển là một người trị lý có năng lực và trước đó đã ủy nhiệm những người thích hợp làm những công việc đó, vì thế sự việc này mới lắng dịu. Tuy nhiên, Tưởng Uyển vẫn bị cắt chức. Khi Gia Cát Lượng trở thành phụ chính đại thần cho con trai của Lưu Bị là Lưu Thiện và sau khi Lưu Bị mất, Tưởng Uyển đã trở thành phụ tá đắc lực cho ông.
 
==Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phụ chính==
 
Trong giai đoạn Gia Cát Lượng phụ chính, ông đánh giá rất cao tài năng của Tưởng Uyển, vai trò của Tưởng Uyển trong triều đình dần dần tăng lên và ngày càng quan trọng hơn. Khi Gia Cát Lượng tiến hành Bắc phạt chống lại nhà [[Tào Ngụy]] năm 227, Tưởng Uyển là một trong những trọng thần được giữ lại ở kinh đô nước [[Thục]] là [[Thành Đô]] để giải quyết các vấn đề nội vụ. Năm 230, ông trở thành phụ tá chính của Gia Cát Lượng và đảm nhiệm việc vận chuyển quân nhu. Ông luôn đảm bảo việc cung ứng đầy đủ lương thảo và binh sỹ, Gia Cát Lượng đã khen ngợi ông như thế này : "Công Diễm thật là trung kiên và quảng đại, ông ấy và ta sẽ cùng phụng sự Hoàng thượng hoàn thành đại nghiệp".
 
Năm 231, khi phó phụ chính đại thần của Gia Cát Lượng là [[Lý Nghiêm]] bị phát hiện là đã nhiều lần lừa dối ông và Lưu Thiện, Lý Nghiêm bị cắt chức. Tưởng Uyển không được bổ nhiệm vào vị trí mà vai trò lại càng trở nên quan trọng hơn. Gia Cát Lượng lâm trọng bệnh trong chiến dịch Bắc phạt cuối cùng năm 234, Lưu Thiện gửi thư đến để hỏi ông ai có đủ khả năng để thay thế làm phụ chính. Gia Cát Lượng đã đề cử Tưởng Uyển và [[Phí Y]] (người kế thừa sau đó của Tưởng Uyển). Sau khi Gia Cát Lượng qua đời cuối năm đó, Tưởng Uyển trở thành phụ chính đại thần.
Dòng 27:
==Đảm nhiệm phụ chính đại thần==
 
Khi làm phụ chính đại thần, Tưởng Uyển là một vị đại thần có năng lực, và ông duy trì các chính sách đối nội của Gia Cát Lượng, giúp triều đình cực kỳ ổn định. Ông nổi tiếng là người rất khoan dung với các mối bất hòa và luôn tỏ ra khiêm nhường. Khi Dương Mẫn (楊敏) chỉ trích ông không đủ năng lực để thay thế người tiền nhiệm là Gia Cát Lượng. Ông đã đáp rằng : " Thực sự là ta không thể so được với Gia Cát Thừa tướng ", và ông cũng không trừng trị Dương Mẫn.
 
Tuy nhiên, Tưởng Uyển lại không có lòng muốn chiến và ngay từ đầu đã bãi bỏ chính sách phát động chiến tranh chống lại nhà [[Tào Ngụy]], và rút hầu như toàn độ quân đội đồn trú ở thành trì trọng điểm giáp biên giới với Ngụy là [[Hán Trung]] về Phù huyện (涪縣, nay là [[Miên Dương]], [[Tứ Xuyên]]). Từ thời điểm đó trở đi, Thục nhìn chung là ở thế phòng ngự và không còn đe dọa đến Ngụy nữa. Điều này đã làm nhiều đại thần của [[Đông Ngô]] hiểu nhầm rằng [[Thục Hán]] đang có ý muốn phá bỏ liên minh và đã có thỏa thuận riêng với Ngụy, nhưng hoàng đế nhà [[Đông Ngô]] là [[Tôn Quyền]] thì lại nhận định rất chính xác rằng đây gần như là 1 dấu hiệu của sự suy yếu chứ không phải muốn hủy bỏ liên minh. Lúc đó, ông đã điều binh tiến về phía đông Hán Thủy để tấn công Ngụy Hưng (魏興, ngày nay là [[An Khang]], [[Thiểm Tây]]) và Thượng Dung (上庸, ngày nay [[Thập Yển]], [[Hà Bắc]]) của nước Ngụy, nhưng không thực sự tấn công như các kế hoạch đã định.