Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khởi nghĩa Tôn Ân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Khởi nghĩa Tôn Ân''' ([[chữ Hán]]: 孙恩起义, Hán Việt: Tôn Ân khởi nghĩa) là cuộc nổi dậy của nhân dân [[Chiết Đông]] dưới sự lãnh đạo của đạo sĩ [[NgũThiên Đấu Mễ Đạo|Thiên Sư đạo]] là [[Tôn Ân]], chống lại chính quyền [[Nhà Tấn|Đông Tấn]] trong [[lịch sử Trung Quốc]]. Cuộc khởi nghĩa diễn ra từ tháng 10 năm Long An thứ 3 ([[399]]) đến tháng 3 năm Nguyên Hưng đầu tiên ([[402]]).
 
==Bối cảnh==
Cuối đời Đông Tấn, sĩ tộc hào môn dựa vào những đặc quyền đặc lợi, trở nên tham lam, thối nát trong sinh hoạt, không ngừng tăng cường áp bức và bóc lột nhân dân. Sau [[trận Phì Thủy]], nguy cơ ngoại xâm được tiêu trừ, hài lòng với cục diện tạm an trước mắt, [[Tấn Hiếu Vũ Đế|Tấn Hiếu Vũ đế]] để mặc cho cha con Hội Kê vương [[Tư Mã Đạo Tử]] chuyên quyền, dẫn đến triều đình chia bè kết đảng, chính trị hủ bại, không ngừng diễn ra các cuộc đấu tranh đẫm máu.
 
Khu vực Chiết Đông phải chịu đựng thuế khóa hà khắc, lao dịch nặng nề, giáo chủ NgũThiên Đấu Mễ đạo là [[Tôn Thái]] lợi dụng việc truyền đạo để tụ tập dân chúng, muốn mượn cớ thảo phạt [[Vương Cung]] để khởi binh, thì bị Tư Mã Đạo Tử dụ đến giết đi. Cháu của Thái là Tôn Ân trốn ra hải đảo Ông Châu <ref>Nay là quần đảo [[Chu San|Chu Sơn]], [[Chiết Giang]]</ref>, tụ tập được vài trăm người, chờ cơ hội báo thù.
 
Cả nhà Tôn Ân đã mấy đời tín ngưỡng NgũThiên Đấu Mễ đạo. Đạo này ban đầu gọi là Ngũ Đấu Mễ đạo, do [[Trương Lăng]] sáng lập vào thời [[Hán Thuận đế]], ai muốn theo đạo phải nộp 5 đấu gạo. Cuối đời Đông Tấn, nhân dân 1 dải Chiết Đông bị áp bức và bóc lột đến nỗi nghèo khốn không chịu được, người theo đạo ngày càng nhiều.
 
==Diễn biến==