Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế học cổ điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Addbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Di chuyển 29 liên kết ngôn ngữ đến Wikidata tại d:q271857 Addbot
n →‎Các giai đoạn phát triển: clean up, replaced: . < → .< using AWB
Dòng 20:
==Các giai đoạn phát triển==
Vấn đề xác định giai đoạn phát triển trường phái cổ điển được xem xét từ lâu. Thời điểm mở đầu của trường phái này được chấp nhận theo quan điểm của [[Karl Marx|K. Marx]] và dường như không gây tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử kinh tế. Tuy nhiên thời điểm kết thúc của nó thì Marx chỉ hạn chế bằng những tác phẩm của A. Smith và D. Ricardo. Các luận thuyết của các nhà nghiên cứu tiếp theo không được Marx công nhận là thuộc về trường phái này, và Marx gọi đó là [[Kinh tế chính trị tầm thường]], mà những người đứng đầu của khuynh hướng này là Th. Malthus và J. B. Say.
Quan điểm trên của Marx không được hưởng ứng bởi các nhà nghiên cứu khác, ví dụ như J. K. Gelbreyt – giáo sư trường đại học tổng hợp Harvard. Ông cho rằng ý tưởng của Smith và Ricardo vẫn còn tiếp tục phát triển đến tận giữa thế kỷ 19 với những tác phẩm nổi tiếng của J. S. Mill <ref>Гелбрейт Дж.К. Экономические теории и цели обществаю М.:Прогресс, 1979</ref>. Ý kiến này được các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế Ben Celigmen, P. Samuelson và M. Blaug công nhận. Dựa vào những đặc điểm chung, đúc kết từ các luận thuyết của các nhà nghiên cứu tiêu biểu, có thể xem cách phân chia giai đoạn phát triển của trường phái này như sau: <ref>Я. С. История экономических теорий: учебник. - 4-е изд. перераб. и доп. – М.: ИНФА-М, 2004. - 480 с. </ref>
 
*Giai đoạn 1: Từ cuối [[thế kỷ 17]] đầu [[thế kỷ 18]], bắt đầu bằng những tác phẩm lý luận của [[U. Petty]] – người Anh, và [[P. Buagilber]] – người Pháp, với những ý tưởng đối lập chủ nghĩa trọng thương. Đó là những người đầu tiên tìm cách giải thích nguồn gốc giá trị của hàng hóa và dịch vụ (bằng cách xác định lượng thời gian lao động và công lao động đã bỏ ra trong sản xuất). Họ đã khẳng định ý nghĩa tiên quyết của nguyên tắc tự do đối với hoạt động kinh tế trong chính lĩnh vực sản xuất vật chất.