Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Douglas MacArthur”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dung005 (thảo luận | đóng góp)
DXLINH (thảo luận | đóng góp)
Sửa đổi nhỏ
Dòng 58:
 
==Tham mưu trưởng ==
Tổng thống [[Franklin D. Roosevelt]] gia hạn bổ nhiệm MacArthur với tư cách Tham mưu trưởng (''Chief of Staff'') trong thời [[Đại Khủng hoảng]]. Vào lúc MacArthur chấm dứt vòng nhiệm vụ của ông với tư cách Tham mưu trưởng vào tháng 10 năm 1935, quân đội đứng hàng thứ 16 về quân số trong các quân đội trên thế giới với 13.000 sĩ quan và 126.000 binh sĩ hiện dịch. Chương trình chính của MacArthur bao gồm việc phát triển các kế hoạch tổng động viên mới, thiết lập một tổng hành dinh lưu động cho không quân, và tái tổ chức bốn quân đoàn để cải thiện hành chánhchính một cách hữu hiệu. Ông ủng hộ chương trình cải tổ kinh tế gọi là [[New Deal]] bằng việc hăng hái điều hành các Đoàn Bảo tồn Dân sự (''Civilian Conservation Corps''). Ông mang theo ông nhiều sĩ quan nửa đời binh nghiệp tài giỏi, bao gồm [[George C. Marshall]] và [[Dwight D. Eisenhower]]. Tuy nhiên, MacArthur tạo nhiều kẻ thù là thành viên của chính phủ Roosevelt và thường hay tranh cãi với Tổng thống vì các ý kiến mạnh mẽ của ông. Sau khi hồi hưu, ông quay lại cấp bậc chuẩn thường trực là [[thiếu tướng]] và chấp thuận một vai trò mới ở [[Philippines]].
 
==Thống tướng của Quân đội Philippines==
Dòng 106:
{{Chính|Nhật Bản bị chiếm đóng}}
[[Hình:macarthur hirohito.jpg|nhỏ|300px|Tướng MacArthur và Nhật Hoàng [[Hirohito]]]]
Ngày [[29 tháng 8]] năm 1945, MacArthur được lệnh áp đặt quyền lực xuyên suốt bộ máy hành chánhchính của chính phủ Nhật Bản trong đó có cả Nhật Hoàng [[Hirohito]]<ref>James 2:783</ref>. Nhiều người tin rằng MacArthur có thể đã góp phần rất lớn trong lịch sử suốt 5 năm rưỡi với vai trò Tư lệnh Tối cao Tổng lực lượng Đồng Minh tại Nhật Bản.
 
Tuy nhiên, một vài sử gia chỉ trích việc làm của ông khi tha tội cho [[Chiêu Hòa Thiên Hoàng]] và tất cả các thành viên của hoàng gia dính líu với chiến tranh như các hoàng thân Chichibu (秩父宮雍仁親王, Chất Phụ cung Ung Nhân thân vương), Asaka (朝香宮鳩彦王, Triều Hương cung Cưu Ngạn vương), Takeda (竹田宮恒徳王, Trúc Điền cung Hằng Đức vương) và Higashikuni (東久邇宮 稔彦王, Đông Cửu Nhĩ cung Nhẩm Ngạn vương) khỏi truy tố tội phạm chiến tranh<ref>John Dower, ''Embracing defeat'', 1999, Herbert Bix, ''Hirohito and the making of modern Japan'', 2000</ref>. Ngày [[26 tháng 11]] năm [[1945]], MacArthur xác nhận với [[Đô đốc]] [[Mitsumasa Yonai]] (米內光政, Mễ Nội Quan ChánhChính) rằng việc Nhật Hoàng thoái vị là không cần thiết<ref>Dower, ibid. p.323</ref>. MacArthur miễn tội Hirohito và làm lơ khuyến cáo của nhiều thành viên hoàng gia và giới trí thức Nhật Bản công khai đòi Nhật Hoàng thoái vị và thực thi chế độ nhiếp chính. Thí dụ, Hoàng tử Mikasa Takahito (三笠宮崇仁, Tam Lạp cung Sùng Nhân), em trai út của Hirohito đã đứng lên trong một cuộc họp riêng vào tháng 3 năm 1946 hối thúc anh trai của mình nhận lãnh trách nhiệm bại trận, trong khi đó nhà thơ nổi tiếng là Tatsuji Miyoshi (三好達治, Tam Hảo Đại Trị) viết một bài luận trong tạp chí ''Shinchô'' với tựa đề "Nhật Hoàng nên thoái vị mau"<ref>Dower, ibid. p.321, 322.</ref>.
 
Theo sử gia Herbert Bix, "MacArthur và [[Bonner Fellers]] đã soạn thảo kế hoạch của riêng mình trong việc chiếm đóng và cải tổ Nhật Bản."<ref> Herbert Bix,''Hirohito and the making of modern Japan'',p. 544</ref> "Tóm lại, MacArthur không đưa ra một chính sách mới nào đối với Nhật Hoàng; ông chỉ tiếp tục chính sách có sẵn trong năm cuối cùng của Chiến tranh Thái Bình Dương, rồi bỏ qua những ý định trong chính sách đó khi hoàn cảnh xung quanh thay đổi"<ref> Ibid., p. 545</ref>. Chương trình có mật danh là "Operation Blacklist" (Chiến dịch Sổ đen) nhằm vào việc tách biệt Hirohito khỏi giới quân phiệt, giữ Hirohito như một biểu tượng hình thức và dùng hình ảnh nhà vua để mang đến sự cải biến dân tộc Nhật<ref> Bix p. 545</ref>.