Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phật giáo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
DragonBot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: zu:Inkolo kaBudha
DXLINH (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{Portal}}
'''Phật giáo''' (zh. 佛教, sa. ''buddhaśāsana'', pi. ''buddhasāsana'', bo. ''sangs rgyas bstan pa'' སངས་རྒྱས་བསྟན་པ་), hay '''giáo lý của Phật-đà''' (''śāsana''), là một trong ba [[tôn giáo]] lớn trên thế giới (hai tôn giáo lớn khác là [[Thiên chúa giáo|Ki-tô giáo]] hay [[Cơ-đốc giáo]], và [[Hồi giáo]]). Phật giáo được một nhân vật lịch sử là [[Tất-đạt-đa Cồ-đàm]] (zh. 悉達多瞿曇, sa. ''siddhārtha gautama'', pi. ''siddhattha gotama'') sáng lập khoảng [[thế kỉ thứ 5 TCN|thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên]], và '''Phật-đà''' hay '''Bụt-đà''' (sa., pi. ''buddha''), có nghĩa là "người tỉnh thức", là danh hiệu Tất-đạt-đa Cồ-đàm có được sau khi tỉnh thức, giác ngộ được [[Pháp (Phật giáo)|Pháp]] (zh. 法, sa. ''dharma'', pi. ''dhamma''), nguyên lí của vạn vật.
 
==Giáo lí cơ bản==
Dòng 34:
 
==Lịch trình tu học==
Theo giáo lí nguyên thuỷthủy thì một hành giả đạt [[Bồ-đề]], [[Giác ngộ]] khi ông ta đạt được một cái ''nhìn vạn vật như chúng đích thật là'' ([[Như thật tri kiến]] sa. ''yathābhūtadarśana''), với một tâm thức thoát khỏi [[phiền não]] (sa. ''kleśa'') và si mê (sa. ''moha''). Trong các loại phiền não thì tham ái (sa. ''tṛṣṇā'') và vô minh (sa. ''avidyā''), cũng được gọi là si (sa. ''moha''), là những loại nặng nhất. Tham (sa. ''rāga''), sân (sa. ''dveṣa'') và si được gọi chung là ba chất độc ([[Tam độc]]), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức. Vì phiền não vây phủ tâm thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì ông ta phải gắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành [[Bát chính đạo]].
 
Cách thực hành trong Phật giáo cũng được phân chia theo [[Tam học]] (sa. ''tisraḥ śikṣāḥ''), cụ thể là tu học về giới (tăng thượng giới học, sa. ''adhiśīlaśikṣā''), định (tăng thượng định học, sa. ''adhicittaśikṣā'') và huệ (tăng thượng huệ học, sa. ''adhiprajñāśikṣā''). Trước hết hành giả phát lòng tin ([[tín]], sa. ''śraddhā'') vào Tam bảo, giữ giới luật đúng theo địa vị của mình (cư sĩ, sa-di hoặc tỉ-khâu). Qua đó mà ông ta chuẩn bị cho cấp tu học kế đến là [[Thiền định]]. Cấp này bao gồm bốn trạng thái thiền ([[Tứ thiền định|tứ thiền]], sa. ''caturdhyāna''). Một số cách thực hành được nhắc đến nhằm hỗ trợ bốn cấp thiền định trên, đó là [[Tứ niệm xứ]] (sa. ''catvāri smṛtyupasthānāni''), [[Tứ vô lượng|Tứ vô lượng tâm]], tức là trau dồi bốn tâm thức Từ, Bi, Hỉ và Xả (sa. ''catvāry apramāṇāni'', cũng được gọi là Tứ Phạm trú, sa. ''brahmavihāra''). Cách thiền định ở cấp này được phân làm hai loại: 1. Chỉ (sa. ''śamatha'') là phương pháp lắng đọng tâm, và 2. Quán (sa. ''vipaśyanā'', ''vidarśanā'') là cách Thiền quán lập cơ sở trên Chỉ, tức là có đạt định an chỉ xong mới có thể thành tựu công phu Quán. Phần thứ ba của Tam học là huệ học, lập cơ sở trên Thiền quán. Đối tượng quán chiếu trong thiền định ở đây có thể là [[Tứ diệu đế]], nguyên lí [[Duyên khởi]] (sa. ''pratītyasamutpāda'') hoặc [[Ngũ uẩn]]. Ai hoàn tất Tam học này sẽ đạt được sự hiểu biết về giải thoát (sa. ''vimuktijñāna''), biết là mình đã đạt giải thoát. Phiền não của hành giả này đã được tận diệt, các lậu hoặc đã chấm dứt (vô lậu, sa. ''anāsrava'') và hành giả ấy đạt [[Thánh quả|Tứ thánh quả]] [[A-la-hán]].
Dòng 42:
==Phát triển và phổ biến==
Sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn:
#Giữa [[thế kỉ thứ 6 TCN|thế kỉ thứ 6]] đến giữa [[thế kỉ thứ 5 TCN|thế kỉ thứ 5 trước CN]]: Giai đoạn nguyên thuỷthủy, do đức Phật giáo hoáhóa và các đệ tử của Phật truyền bá.
#Kể từ [[thế kỉ thứ 4 TCN|thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên]]: Giai đoạn bắt đầu phân hoáhóa ra nhiều trường phái qua các lần [[Kết tập|kết tập]] (zh. 結集, sa., pi. ''saṃgīti'') về giáo pháp.
#Kể từ [[thế kỉ thứ 1]]: Xuất hiện giáo phái [[Đại thừa]] (大乘, sa. ''mahāyāna'') với hai tông phái quan trọng là [[Trung quán tông]] (zh. 中觀宗, sa. ''mādhyamika'') và [[Duy thức tông]] (zh. 唯識宗, sa. ''vijñānavādin'', ''yogācārin'').
#Kể từ [[thế kỉ thứ 7]]: Sự xuất hiện của [[Mật tông]] Phật giáo ([[Phật giáo Tây Tạng]], [[Kim cương thừa]]).
#Sau [[thế kỉ thứ 13]], Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại [[Ấn Độ]], nơi sản sinh đạo Phật.
 
Từ [[thế kỉ thứ 3]], đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang nặng bản sắc của các nước đó. Ngày nay, phái [[Tiểu thừa]] (zh. 小乘, sa. ''hīnayāna'') với quan điểm của Thượng toạtọa bộ (zh. 上座部, sa. ''sthaviravādin'', pi. ''theravādin'') được truyền bá rộng rãi tại Tích Lan ([[Sri Lanka]]), [[Thái Lan]], Miến Điện ([[Myanma]]), [[Campuchia]]. [[Đại thừa]] được truyền tại [[Trung Quốc]], [[Nhật Bản]], [[Việt Nam]] và [[Hàn Quốc]]. Giáo pháp [[Kim cương thừa]] - cũng được xếp vào Đại thừa - phát triển mạnh tại [[Tây Tạng]], [[Mông Cổ]]. Ngày nay, chưa ai có một con số tín đồ Phật giáo chính xác, người ta ước lượng có khoảng từ 350 đến 500 triệu người (số người đã [[quy y]] [[tam bảo]]) nhưng số người theo đạo Phật "tự nhiên" (không làm lễ quy y nhưng trong nhà vẫn thờ Phật, [[bồ tát]]... kết hợp thờ chung với thần thánh của các tín ngưỡng truyền thống khác như thờ [[Thần Tài]]-[[Ông Địa]], [[Thiên Hậu]], [[Ngọc Hoàng Thượng đế]], ... hay chỉ đơn thuần là thờ cúng tổ tiên nhưng khi làm tang lễ, đám giỗ, lễ cầu siêu, v.v... dựa vào Phật Giáo) thì con số có thể lên đến 1,581,029,084 <ref>http://www.thedhamma.com/buddhists_in_the_world.htm</ref>người, đặc biệt là tại các nước Đông Á và chịu ảnh hưởng [[văn hóa Trung Hoa]] khi mà Phật Giáo bị "địa phương hóa". (Xem [[w:Buddhism by country|Dân số Phật Giáo]] để biết thêm chi tiết.)
 
==Phật giáo tại Miến Điện (Myanma)==
Truyền thuyết cho rằng Miến Điện ([[Myanma]]) đã tiếp cận với đạo Phật trong thời [[A-dục vương]] (zh. 阿育王, sa. ''aśoka'', pi. ''asoka'', [[thế kỉ thứ 3 TCN|thế kỉ thứ 3 trước CN]]). Theo một thuyết khác, đạo Phật đã đến Miến Điện trong thời đức Phật còn tại thế, do hai thương nhân từ Ấn Độ mang tới. Những vị này mang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong đền Shwe-Dagon tại Rangun ([[Yangon]]).
 
Kể từ [[thế kỉ thứ 5]], Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của [[Thượng toạtọa bộ]] và [[Thuyết Nhất thiết hữu bộ]] (sa. ''sarvāstivāda''). Kể từ [[thế kỉ thứ 7]], hai phái [[Tiểu thừa]] và [[Đại thừa]] song hành tại Miến Điện, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng. [[Thế kỉ thứ 11]], nhà vua A-na-ra-tha tuyên bố chỉ chấp nhận Thượng toạtọa bộ và từ đó, Đại thừa biến mất tại đây. Tại Miến Điện, Pagan ở miền bắc trở thành trung tâm Phật giáo. Phật giáo Miến Điện liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Tích Lan, nhất là với Đại Tự (pi. ''mahāvihāra''). [[Thế kỉ thứ 15]], vua Đạt-ma-tất-đề (pi. ''dhammaceti'') lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Miến Điện mang nặng quan điểm của Thượng toạtọa bộ. Sự có mặt của [[người Anh]] trong [[thế kỉ thứ 19]] làm xáo trộn Phật giáo Miến Điện đáng kể. Mãi đến lúc giành lại độc lập năm [[1947]], Miến Điện mới trở lại cơ chế cũ. Năm [[1956]] tại Rangun có một cuộc kết tập kinh điển quan trọng. Ngày nay, 90% dân Miến Điện là Phật tử, đạo Phật được xem là [[quốc giáo]].
 
==Phật giáo tại Tích Lan (Sri Lanka)==
Người ta cho rằng Phật giáo đến Tích Lan ([[Sri Lanka]]) khoảng năm 250 trước Công nguyên, do Ma-hi-đà và Tăng-già-mật-đa (pi. ''saṅghamitta''), hai người con của A-dục vương (sa. ''aśoka'', pi. ''asoka''), truyền từ Ấn Độ. Nhà vua Tích Lan hồi đó là Thiên Ái Đế Tu (pi. ''devānampiya tissa'') trở thành Phật tử và thành lập Đại tự (pi. ''mahāvihāra'') nổi tiếng, nơi đó ông trồng một nhánh [[cây Bồ-đề]] có nguồn từ nơi Phật thành đạo, [[Bồ-đề đạo trường]]. Đại tự trở thành trung tâm của Thượng toạtọa bộ.
 
Theo thời gian, nhiều tông phái Phật giáo khác thành hình và gây nhiều tranh cãi, đến nỗi có khi nhà vua phải can thiệp. Đó là những tranh luận ban đầu của Tiểu thừa và mầm mống của Đại thừa, của cả Mật tông thời bấy giờ. Cuối cùng, Thượng toạtọa bộ thắng, trong đó Phật Âm (sa. ''buddhaghoṣa'', pi. ''buddhaghosa'') - một Luận sư xuất sắc của Thượng toạtọa bộ - đóng vai trò quyết định. Tác phẩm của Phật Âm ngày nay vẫn còn ảnh hưởng lên Phật giáo Tích Lan. Đến [[thế kỉ thứ 12]], vua Ba-lạc-la Ma-bà-ha-y (pi. ''parakkambahu''), họp hội nghị Phật giáo và ép tất cả các trường phái phải theo giáo lí của Thượng toạtọa bộ tại Đại tự.
 
Qua [[thế kỉ thứ 16]], [[người Bồ Đào Nha]] vào Tích Lan và tìm cách du nhập [[Kitô giáo|đạo Thiên chúa]]. Đến [[thế kỉ thứ 17]], [[người Hoà Lan]] lại ủng hộ việc khôi phục đạo Phật tại Tích Lan. Ngoài ra, Miến Điện và [[Thái Lan]] cũng có ảnh hưởng đáng kể lên nền đạo Phật tại đây. Kể từ khi Tích Lan giành lại độc lập năm [[1948]], đạo Phật luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc tín ngưỡng và nền văn hoáhóa của xứ này.
 
==Phật giáo tại Indonesia==
Dòng 66:
 
==Phật giáo tại Campuchia==
Người ta cho rằng Phật giáo du nhập vào [[Campuchia]] trong [[thế kỉ thứ 3]] sau CN, theo văn hệ [[tiếng Phạn|Phạn ngữ]], trường phái [[Thuyết nhất thiết hữu bộ]] và đạt được đỉnh cao khoảng [[thế kỉ thứ 5]], [[thế kỉ thứ 6|thứ 6]]. Năm [[791]] người ta tìm thấy gần đền Đế Thiên Đế Thích ([[Angkor Wat]]) một văn bản chứng tỏ rằng Đại thừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp-bà (sa. ''śiva''). Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng [[Bồ Tát]] [[Quán Thế Âm]], mà Thấp-bà được xem là một hoáhóa thân. Mọi nhà vua của Campuchia cũng đều được xem là hoáhóa thân của Quán Thế Âm. Sau một thời gian thì yếu tố thần Thấp-bà hầu như bị mất đi, nhưng đến [[thế kỉ thứ 13]], người ta lại tôn thờ thần Thấp-bà và tăng già Phật giáo bị bức hại. Theo các Cao tăng Trung Quốc thì trong thời gian này, Thượng toạtọa bộ được phát triển trong lúc Đại thừa bị lu mờ. Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm [[1309]] chứng minh rằng Thượng toạtọa bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống của Campuchia. Mãi đến cuối [[thế kỉ thứ 19]], Phật giáo truyền từ [[Thái Lan]] mới bắt đầu có ảnh hưởng.
 
==Phật giáo tại Thái Lan==
Người ta biết rất ít việc đạo Phật được truyền bá đến [[Thái Lan]]. Kết quả khảo cổ cho thấy Phật giáo đến Thái Lan khoảng [[thế kỉ thứ 6]] từ Miến Điện. Ban đầu giáo lí [[Tiểu thừa]] có ảnh hưởng rộng rãi. Khoảng giữa [[thế kỉ thứ 8]] và [[thế kỉ thứ 13|13]], Đại thừa được truyền bá rộng hơn. Giữa [[thế kỉ thứ 11]] và [[thế kỉ thứ 14|14]], ảnh hưởng của [[Ấn Độ giáo]] bắt đầu phát triển. Trong thế kỉ 13, hoàng gia Thái Lan chính thức công nhận Thượng toạtọa bộ và mối liên hệ với Tích Lan trong thời kì này càng làm cho bộ này phát triển thêm rộng rãi. Năm [[1782]], nhà vua triệu tập một đại hội nhằm kiểm điểm lại Tam tạng kinh điển. Trong [[thế kỉ thứ 19]], nhà vua Ma-ha Mông-cút (''mongkut'') lên ngôi, bản thân ông cũng đã là một tăng sĩ, ông là người đặt nền tảng cho nền Phật giáo cận đại. Ông thành lập Pháp tông (''dhammayut''), cơ sở dựa vào Luật tạng và ngày nay có nhiều tín đồ nhất tại Thái Lan. Vua Chulalangkorn - trị vì từ [[1868]] đến [[1910]] - cho xuất bản các tạng kinh quan trọng của đạo Phật, có thể gọi là đầy đủ nhất từ xưa đến nay. Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật.
 
==Phật giáo tại Hàn Quốc==
Từ [[Trung Quốc]], Phật giáo lan qua [[Hàn Quốc]] trong [[thế kỉ thứ 4]] sau CN và phát triển rực rỡ nhất là giữa [[thế kỉ thứ 6]] và [[thế kỉ thứ 9|thứ 9]]. Trong thời kì này, các trường phái quan trọng của Trung Quốc đều được thành lập tại Hàn Quốc như [[Thiền tông]], [[Hoa Nghiêm tông]], [[Mật tông]] ([[Chân ngôn tông]]). Bộ kinh ''Bát-nhã ba-la-mật-đa'' (sa. ''prajñāpāramitā-sūtra'') cũng được truyền bá rộng rãi rất sớm tại Hàn Quốc. Người ta cũng tìm thấy nhiều tác phẩm văn hoáhóa mang đặc tính Phật giáo tại đây. Suốt thời nhà Lí (''yi'', [[1392]]-[[1910]]), nền văn hoáhóa [[Khổng giáo]] trở thành quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vào núi tu hành. Sau năm [[1945]], Phật giáo được phục hưng và phát sinh một phong trào mới gọi là Viên Phật giáo (en. ''won-buddhism''). Ngày nay, tại Hàn Quốc người ta ít phân biệt các tông phái đạo Phật và thực hành song song với nhau thiền quán, niệm Phật [[A-di-đà]] và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người theo trong lúc giới dân giã lấy niệm danh hiệu các đức Phật làm chủ yếu. Trộn lẫn với đạo Phật là hình thức thờ đa thần như thần núi, linh vật, thần tinh tú.
 
==Tham khảo==