Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quần đảo Trường Sa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Chú thêm
Dòng 310:
 
====Chỉ trích====
Nhiều học giả quốc tế lập luận phản bác các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đưa ra. Cụ thể, khi nhận định về các bằng chứng này, Valencia & ctg (1999) cho rằng chúng cũng "giống như Trung Quốc - thưa thớt, mang tính giai thoại và không thuyết phục".<ref>{{harvnb|Valencia|Van Dyke|Ludwig|1999|pp=32}}</ref> Lu (1995) cho rằng thư tịch cổ Việt Nam "không trưng ra bằng chứng rõ ràng nói lên hiểu biết của Việt Nam về quần đảo Trường Sa xét về tuyên bố chủ quyền riêng rẽ".<ref name="lu9540">{{harvnb|Lu|1995|p=40}}</ref> Cũng theo Lu (1995), trong số vài ghi chép đề cập đến quần đảo Trường Sa thì "hầu hết chúng luôn luôn" xác định Trường Sa là một phần của ''quần đảo Hoàng Sa'';<ref name="lu9540" /> tấm bản đồ năm 1838 [tức ''[[Đại Nam nhất thống toàn đồ]]'' của nhà Nguyễn, trong đó thể hiện "Hoàng Sa" và "Vạn Lý Trường Sa" thuộc Việt Nam] vẽ "các đảo nằm rất sát nhau đồng thời cũng gần bờ biển" Việt Nam, "thực tế là cùng một nhóm đảo".<ref name="lu9540" /> Cordner (1994) còn nhận xét tấm bản đồ 1838 thể hiện quần đảo Trường Sa nằm trong cương vực Việt Nam này là "không chính xác".<ref>{{harvnb|Cordner|1994|p=65}}</ref> Dzurek (1996) dẫn lại nhận xét của Heinzig (1976) rằng, lý luận lịch sử đến hết thế kỷ 19 của Việt Nam "chỉ đề cập độc nhất đến quần đảo Hoàng Sa [''Paracels'']".<ref name="tr8dz">{{harvnb|Dzurek|1996|p=8}}, chú thích 30</ref> Cũng theo Dzurek (1996), quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa đến 400 km, vì thế "sẽ là bất bình thường nếu xem cả hai là một thực thể duy nhất hoặc dùng một tên gọi duy nhất cho cả hai".<ref name="tr8dz" />
 
Việt Nam sử dụng một căn cứ là sự kiện [[Đế quốc thực dân Pháp|Pháp]] tuyên bố chủ quyền đối với một số đảo lớn và các đảo phụ thuộc thuộc quần đảo Trường Sa và sáp nhập chúng vào tỉnh [[Bà Rịa (tỉnh)|Bà Rịa]] thuộc [[Nam Kỳ#Thời Pháp thuộc|Nam Kỳ]] vào năm 1933. Tuy nhiên, học giả quốc tế và Việt Nam có các nhận định khác nhau về giá trị của luận cứ này. Về phía Việt Nam, Nguyễn (2002) dẫn chứng "Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết rất rõ: "Việc chiếm hữu quần đảo Spratley do Pháp tiến hành năm 1931-1932 là nhân danh Hoàng Đế "An Nam"."<ref name=autogenerated1 /> Ngược lại, tài liệu nước ngoài đánh giá rằng thái độ của Pháp đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là khác nhau, vì Pháp khẳng định các quyền đối với Trường Sa thông qua tư cách người đầu tiên chiếm đóng các đảo, dựa vào nguyên tắc ''đất vô chủ'' (''terra nullius'') chứ không phải là người kế thừa của [[An Nam#Annam thuộc Pháp|An Nam]].<ref>{{harvnb|Chemillier-Gendreau|2000|pp=137-138}}</ref> Giữa tháng 10 năm 1950, trong khi Pháp chính thức nhượng lại tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa cho chính quyền Việt Nam [Bảo Đại] thì nước này không ra một văn bản chính thức nào thể hiện quyết định từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.<ref name="val60">{{harvnb|Valero|1993|p=60}}</ref> Năm 1956, trong khi Việt Nam Cộng hoà tự phản đối hành động tuyên bố quyền sở hữu đối với phần lớn quần đảo Trường Sa của Tomás Cloma ([[#Philippines|xem thêm]]) thì André-Jacques Boizet, [[đại biện]] Pháp tại Manila, thông báo cho phía Philippines rằng Pháp có chủ quyền đối với các đảo Trường Sa dựa vào hành động chiếm đảo trong thời kỳ 1932-1933. Đại biện bổ sung thêm "trong khi Pháp nhượng lại [từ bỏ chủ quyền] quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam thì Pháp không nhượng quần đảo Trường Sa".<ref name="val60" /><ref name=autogenerated2>{{harvnb|Catley|Keliat|1997|p=29}}</ref><ref name="kivimaki">{{harvnb|Kivimäki|2002|p=13}}</ref><ref group="Ghi chú">Phó tổng thống Philippines [[Carlos Polistico García]] cũng có đề cập đến phát ngôn trên trong một cuộc họp báo sau đó khi ông cho rằng lời khẳng định của phía Pháp có vẻ được hỗ trợ bởi bằng chứng là một bia đánh dấu trên đảo Ba Bình ghi ''"Đảo Pháp, 25 tháng 4 năm 1933"'' và một tàn tích của một toà nhà cỡ vừa được cho là [[nhà máy]] [[phân bón]] của Pháp ({{harvnb|Hartendorp|1958|p=217}})</ref> Sang năm 1957, Pháp đã hành xử tương tự như nước [[Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh]] trong thập niên 1930 (xem phần Các tuyên bố khác) khi "không chính thức từ bỏ tuyên bố chủ quyền nhưng cũng không cố bảo vệ nó nữa".<ref name="kivimaki" /> Chemillier-Gendreau (2000) nhận định nếu các luận cứ dựa trên lịch sử thời phong kiến của Việt Nam đủ làm sáng tỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa thì sự kiện Pháp chiếm hữu quần đảo mới không làm phức tạp thêm vấn đề.<ref>{{harvnb|Chemillier-Gendreau|2000|p=138}}</ref>
 
Một hướng phản bác khác đối với luận điểm Việt Nam thừa hưởng chủ quyền Trường Sa từ tuyên bố chủ quyền của Pháp lần đầu vào năm 1933, Joyner (1998) cho rằng Pháp không hề nỗ lực hoàn thiện danh nghĩa giữ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa bằng việc cho lính chiếm đóng quần đảo cả khi quân đội Nhật Bản rời đi (sau Thế chiến thứ hai) lẫn khi Nhật Bản từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa trong năm 1951. Học giả kết luận "hậu quả [của điều đó] là Pháp không có danh nghĩa sở hữu hợp pháp đối với quần đảo Trường Sa để mà Việt Nam thừa hưởng."<ref>{{cite web| url=http://www.nesl.edu/userfiles/file/lawreview/vol32/2/joyner.htm |title=The Spratly Islands Dispute: What Role for Normalizing Relations between China and Taiwan? |last=Joyner |first=Christopher C. |language=tiếng Anh}} (bản trực tuyến, trích từ tập san ''New England Law Review'', quyển 32, số 3, xuân 1998).</ref>
 
Furtado (1999) dẫn ra các lập luận được cho là của Trung Quốc, có nội dung bác bỏ lập luận Việt Nam thừa hưởng Trường Sa từ Pháp. Tác giả viết, Trung Quốc lý luận rằng "không có dấu hiệu cho thấy Việt Nam tiếp nhận danh nghĩa đối với quần đảo Trường Sa khi nước này độc lập", đồng thời vì "Pháp chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa" nên Trung Quốc không nhận thấy "bất cứ nguyên do có thể hiểu được nào giải thích cho việc Việt Nam nên được hưởng danh nghĩa [chủ quyền] đối với toàn bộ quần đảo".<ref>{{harvnb|Furtado|1999|p=392}}</ref>
 
=== Các nhà nước Trung Quốc ===