Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại ngộ triệt để”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n add category, replaced: . → . using AWB
viết lại, thêm ref
Dòng 1:
{{thiếu nguồn gốc}}
{{wikify}}
'''Đại ngộ triệt để ('''大悟徹底''')''', là một cụm từ được dùng trong Thiền tông Phật giáo.
'''Đại ngộ triệt để''', bản thân nó cũng vốn là đại ngộ, khác với đại ngộ, những trường hợp chưa đến được đại ngộ đều được gọi là tiểu ngộ, tức là cái ngộ từng phần, từng đọan. Đại ngộ là cái ngộ sau cùng, sau khi rũ sạch tất cả các triền phược, các trần cấu, tất cả các ý thức, cũng tức là tất cả các ý niệm mà ta thường gọi là tạp niệm. Người đạt đến trạng thái đại ngộ hay đại ngộ triệt để thì mọi cử chỉ hành động như đi trong chốn không người, cũng ví như đi trong hư không, nhưng không có nghĩa là họ chẳng biết đến điều gì xung quanh, đơn giản hơn, họ đã đạt đến sự giải thoát hoàn toàn các ý niệm, các ràng buộc hiện tại, một các nói khác, nó cũng là sự giải thoát triệt để. Nói đến sự giải thoát, một thiền sư cổ nhân khi được một đệ tử hỏi: "Thế nào là giải thoát?" đã trả lời một cách rất đơn giản và thẳng tắt: "Cái gì ràng buộc ông?". Đây không phải là đề tài được đem ra thảo luận hay học hỏi, vì vốn sự đại ngộ - đại ngộ triệt để - giải thoát triệt để - bản thân nó thuộc về sự hành, tức do thực hành mà đạt đến, nó là một trạng thái không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ.
 
Đại ngộ triệt để chỉ trạng thái ngộ đạo tận cùng, đối lập với các trạng thái ngộ đạo chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc hoặc trong một giai đoạn thời gian giới hạn, còn gọi là đốn ngộ hay tiểu ngộ.
 
Theo thiền sư '''Đạo Nguyên Hi Huyền '''viết trong bộ Thiền luận '''''Shōbōgenzō''''' (正法眼蔵<sup>?</sup>, lit. "Treasury of the True Dharma Eye") một khi các thiền nhân đạt tới trạng thái đại ngộ sẽ vượt lên trên cả sự phân biệt giữa trạng thái ngộ và chưa ngộ. Nó là sự giải thoát hoàn toàn các ý niệm, các ràng buộc hiện tại, nó cũng là sự giải thoát triệt để.
 
Trong thế gian, người đạt đến sự đại ngộ không nhiều, hay nói cách khác, nó rất hiếm. Sự kiến tánh chỉ mới thấy được tâm tánh mình, tuy nhiên đến đây, khi thấy được tâm tánh mình, họ sẽ phát hiện ra còn một số (ít hay nhiều) triền phược, trần cấu, tập khí (cũng là nghiệp thức)... ở dạng rất tinh vi mà trong thiền gọi là vi tế, họ cần phải gội rửa sạch hết các vi tế này. Trong giai đoạn cuối này, đây là một điều rất khó thực hiện nếu không được sự dẫn dắt của người mà ta thường gọi là bậc chân tu hay chân sư.