Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Si Giám”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Chú thích: clean up, General fixes using AWB
Dòng 24:
Năm Hàm Hòa đầu tiên (326), được lãnh Từ Châu thứ sử. Khi [[Tổ Ước]], [[Tô Tuấn]] nổi loạn (327), Giám muốn đưa quân về đông cứu viện. Dữu Lượng lấy cớ đề phòng phương bắc mà không cho. Vì thế Giám sai tư mã Lưu Củ lãnh 3000 người bảo vệ kinh sư. Năm sau (328) kinh sư thất thủ, Củ bèn lui về. Trung thư lệnh Dữu Lượng tuyên khẩu chiếu của [[Dữu thái hậu]], tiến Giám làm Tư không. Giám liền kề với người phương bắc, thành cô lương hết, lòng người sợ hãi, tình thế bất an; đến nay nhận chiếu thì rơi nước mắt, lập đàn tràng, giết ngựa trắng tế cờ, tập hợp ba quân, thề nguyền sẽ giết bọn Tổ Ước, Tô Tuấn để cần vương; ông ở trên đàn, lời lẽ khẳng khái, mọi người đều tranh nhau hưởng ứng. Giám bèn sai bọn tướng quân Hạ Hầu Trường đi gặp Bình nam tướng quân Ôn Kiệu, nhận định phản quân muốn ép hoàng đế về quận Hội Kê ở phía đông, mà miền đông là vựa lúa của Đông Tấn; từ đó kiến nghị lập doanh lũy ở nơi yếu hại, nhằm ngăn giặc bỏ chạy, cắt đường vận lương của chúng; đồng thời tiến hành ‘vườn không nhà trống’, trấn thủ Kinh Khẩu chờ giặc cạn lương mà tan rã. Kiệu rất lấy làm phải.
 
Khi [[Đào Khản]] làm minh chủ, tiến Giám làm đô đốc Dương Châu 8 quận quân sự, Phủ quân tướng quân Vương Thư, Phụ quân tướng quân Ngu Đàm đều chịu sự chỉ huy của ông. Giám vượt Trường Giang, hội quân với Đào Khản ở Gia Tử Phổ. Giám nhận lệnh đápđắp lũy Bạch Thạch rồi giữ nơi ấy. Gặp lúc Thư, Đàm thua trận, Giám cùng Hậu tướng quân [[Quách Mặc]] lui về Đan Đồ, lập 3 lũy Đại Nghiệp, Khúc A, Sính Đình để chống địch. Khi tướng lãnh phản quân là Trương Kiện đến đánh Đại Nghiệp, trong thành thiếu nước, Quách Mặc quẫn bách, bèn đột vây mà ra, ba quân sợ hãi. Tham quân Tào Nạp cho rằng lũy Đại Nghiệp là chỗ hiểm yếu nhất Kinh Khẩu, nếu không giữ được thì giặc sẽ theo lối ấy ập đến, khuyên Giám lui về Quảng Lăng để chờ cơ hội khác mà dấy binh. Giám tập hợp chư tướng kể tội Nạp làm rối lòng quân mà đòi chém, mãi mới chịu tha. Đến lúc Tô Tuấn bị giết, Đại Nghiệp mới được giải vây. Khi bọn Tô Dật chạy đi Ngô Hưng (329), Giám sai tham quân [[Lý Hoành]] đuổi theo chém được, thu hàng hơn vạn nam, nữ. Được bái làm Tư không, gia Thị trung, giải nhiệm 8 quận đô đốc, thay phong Nam Xương huyện công, tước cũ dành cho con trai ông là Đàm.
 
==Trấn thủ Kinh Khẩu==