Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Clêmentê I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 25:
Về vị trí của ông trong danh sách các Giáo hoàng không có sự đồng nhất. Theo thánh [[Irênê Giám mục của Lyons]] (Adversus haereses III, 3,2-3) viết năm 180 thì ông Clêmentê được xếp vào hàng thứ ba trong danh sách các Giám mục Rôma kế tiếp tông đồ [[Thánh Phêrô|Phêrô]] (Phêrô, Linô: 67-76; Clêtô hay Aniclêtô: 76-88; Clêmentê: 88-97). Ông Tertulianô (khoảng 199) cho biết thêm là ông Clêmentê được chính thánh Phêrô truyền chức Giám mục (4, Praescriptiones, XXXII) Từ đó nảy ra lưu truyền là Clêmentê kế vị trực tiếp thánh Phêrô, theo thứ tự: Phêrô, Clêmentê, Aniclêtô.
 
Ông Ôrigiênê đồng hoá với một cộng sự viên của thánh Phaolô được nhắc đến ở trong thư gửi giáo đoàn Phi-líp-phê (Philippi): "''cũng như anh Cơ-lê-men-tê và các cộng sự viên khác mà tên tuổi đã được ghi trong sổ bộ Trường Sinh”Sinh"'' (Pl 4,3). Tuy nhiên, khó mà đồng nhất hai người này làm một. Có lẽ người mà Thánh Phao-lô nhắc đến là một nô lệ đã được giải phóng của T.Flaviô Clêmentê làm quan nhiếp chính đồng thời với anh họ của ông là Hoàng đế Đômitianô. Mục sư Hermas (Thị kiến 2,4,3) gợi lên một Clêmentê có chức vụ giữ gìn sự tiếp xúc giữa các Giáo hội khác nhau; người ta đã cho ông thêm chức vụ này để quy cho ông bức thư gửi cho Giáo hội Côrintô. Ông cũng được một số tác giả của những năm đầu Ki-tô giáo đồng nhất với quan nhiếp chính Flavio Clêmentê, người đã bị Đômitianô ám sát.
 
Theo Êusêbiô thành Cêsarê vào thế kỷ thứ IV thì ông cai trị trong khoảng thời gian từ năm 88 đến 97. Niên giám Toà thánh năm 1861 thì ông lên ngôi giáo hoàng năm 90 và cai trị 9 năm. Theo niên giám Tòa thánh 2003 thì ông cai quản Giáo Hội trong khoảng thời gian từ năm 88 tới 97 của thế kỷ thứ nhất. Ông được nhiều giáo hội tôn vinh là thánh. Giáo hội công giáo, Anh giáo và Tin lành Luther kính nhớ vào ngày 23 tháng 11. Trong khi các giáo hội đông phương kính nhớ vào ngày 24 hoặc 25 tháng 11.
Dòng 37:
Đây được coi là văn bản thần học xưa nhất của Ki-tô giáo nếu không kể các bản văn tin mừng. Nó đã bị bỏ quyên vào thế kỷ IV, và được tìm thấy vào thế kỷ XVII trong Codex Alexandrinus (Bản Alexanđê). Năm 1894, một tu sĩ Bênêđictôn người Bỉ đã tìm được ở Namur một thủ bản của thế kỷ IX có chứa bản dịch bằng tiếng Latinh bình dân bức thư của Clêmentê, bản dịch từ thế kỷ II hoặc III, tức gần như đồng thời với kiểu chữ viết của nó.
 
Tác phẩm bắt đầu bằng những lời như sau: ''"Hội thánh của Thiên Chúa đang lữ hành tại Rôma gửi Hội thánh của Thiên Chúa đang lữ hành tại Côrintô".'' Truyền thống cho rằng tác giả là ông Clêmentê, Giám mục Rôma, gửi cho các kỳ mục của giáo đoàn Côrintô. Bức thư được viết vào khoảng giữa năm 94-97 (cuối triều hoàng đế Ðômitianus hay đầu triều hoàng đế Nerva). Tác phẩm này đã được giáo đoàn Ai cập và Syria nhận vào hạng danh sách quy thư Tân ước. Bức thư kết thúc bằng một "lời nguyện chung" cầu cho các Kitô hữu và hết mọi người: ''“Lạy"Lạy Chúa, xin ban sự hòa thuận và bình an cho chúng con và mọi dân cư trên trái đất, như Chúa đã ban cho cha ông chúng con khi cha ông chúng con cầu khẩn Danh Chúa trong đức tin và chân lý. Vì thế, xin Ngài hãy làm cho chúng con biết phục tùng Danh toàn năng và chí thánh Ngài, cũng như với các vị đang lãnh đạo và hướng dẫn chúng con dưới thế này. Lạy Chúa, chính Ngài đã ban cho họ quyền năng do uy lực lớn lao và khôn tả của Ngài, để khi đã hiểu rằng chính do ngài, họ nhận được vinh quang và vinh dự, chúng con sẽ tùng phục họ và sẽ không làm gì trái ý Chúa. Xin Chúa ban cho họ sức khỏe, bình an, hòa thuận, ỗn định, để họ thực thi quyền hành Chúa ban cách tốt đẹp.''"(Clément de Roma, Thư gửi tín hữu Corintô, 60-61 trích trong "Les Ecrits des Pères apostoliques" trang 108).
 
Bức thư cho thấy Giám mục Lamã có quyền bính và được nhìn nhận. Và chính ông là người dàn xếp cuộc nổi loạn của cộng đoàn tín hữu Corintô. Ðọc bức thư gửi, mọi người nhận ra ông là vị mục tử hiền từ, bác ái, khiêm nhượng và yêu mến kinh thánh. Ông là người đã sống họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu nhân từ, hiền hậu. Khi biết tin giáo đoàn Côrintô bị xáo trộn chia rẽ do việc truất chức vài kỳ mục (chương 44,3; 47,6), vị lãnh đạo giáo đoàn Rôma đã viết bức thư để kêu gọi tái lập sự đoàn kết, bằng những lời khuyên lơn răn dạy về các nhân đức khiêm nhường, hoà hợp, bác ái, chống lại sự đố kỵ ghen tương.
Truyền thống cho rằng ông là người đã truyền cử hành bí tích Thêm sức theo lễ nghi của Thánh Phêrô. Tiếng “Amen”"Amen" trong các nghi thức tôn giáo được cho là phát xuất từ triều đại ông.
 
== Tử vì đạo ==