Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Lêô XIII”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, General fixes using AWB
n clean up, General fixes using AWB
Dòng 35:
Tại [[Pháp]], tình hình có hơi dịu xuống sau khi Giáo hoàng kêu gọi giáo dân Thiên chúa đoàn kết với nền Cộng hòa. Tuy nhiên, ông cũng không thể làm nước Pháp bỏ chính sách thù nghịch Giáo hội, cũng không thành công trong việc thống nhất các lực lượng Công giáo Pháp thành một mặt trận chung.
 
Trái lại, ông đã thành công trong việc làm lắng dịu “mặt"mặt trận văn hóa”hóa" ở [[Đức]]. Trong việc tranh chấp giữa hai nước Đức và Tây Ban Nha về quần đảo Carolina, do sự đề nghị của thủ tướng [[Otto von Bismarck]], hai bên đã thỉnh ý Giáo hoàng và được ông giải quyết thỏa đáng (1885). Đạo luật hòa bình ban hành ngày [[19 tháng 4]] năm [[1884]], được Giáo hoàng Leo XIII gọi là “con"con đường tiến tới hòa bình”bình", ông cũng nhắc lại những lên án hội Tam điểm của các vị tiền nhiệm và người ta xem ông là người chống chủ nghĩa hiện đại của giáo hội.
 
Hai lần 1888 và 1903, Leo XIII tiếp kiến hoàng đế Đức là [[Wilhelm II của Đức|Wilhelm II]] tại [[Vatican]]. Trong các dịp kỷ niệm 25 năm và 45 năm linh mục của Giáo hoàng Leo năm 1887 và 1897, hầu hết các vua chúa đã gửi đến ông lời chúc mừng và lễ vật.
Dòng 59:
Ngày 15-5-1891, Lêô XIII đưa ra những hướng dẫn về vấn đề xã hội trong thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum): ông kết án chủ trương tự do vô độ về kinh tế, yêu cầu các chính quyền can thiệp để phân phối hoa lợi và tổ chức lao động của xí nghiệp (số giờ làm việc, quyền nghỉ ngơi mỗi tuần và lương bổng công nhân). Ông cổ võ các liên đoàn Chủ-Thợ và chấp nhận các công đoàn (Syndicats, chỉ có công nhân). Thông điệp như thế đã thúc đẩy người Công giáo không thu mình lẩn tránh vào quá khứ nữa, mà phải quan tâm đấu tranh cho nhân quyền của người thợ trong những đoàn thể chính trị và công đoàn.
 
Trong đó ông nêu lên: “Tôi"Tôi xác quyết rằng... cần phải dùng những biện pháp khẩn cấp và hữu hiệu, giúp đỡ những người thuộc giai cấp thấp kém, bởi vì phần lớn họ đang sống trong tình trạng nghèo khổ bất xứng (...) Thế kỷ qua đã tàn phá, mà không có gì thay thế, những nghiệp đoàn tương xứng xưa đã bảo vệ cho họ... phó mặc cho lòng thương hại của những chủ nhân vô nhân đạo và cho lòng tham lam cạnh tranh vô độ... Thêm vào đó, còn phải nói đến sự tập trung vào trong tay một số người nền kỹ nghệ và thương mại, đã trở thành sự chia chác của một thiểu số giàu có, sung túc của cải, họ áp đặt một sự áp bức hầu như là nô lệ trên đám đông vô kể những người vô sản”sản".
 
“Đây"Đây là lần đầu tiên học thuyết này (học thuyết xã hội công giáo) được trình bày có hệ thống, một vị giáo hoàng đương đầu với những vấn đề phức tạp, đi kèm với cuộc cách mạng kỹ nghệ. Thông điệp ấy ngày nay vẫn là điểm quy chiếu của giáo huấn xã hội mà đức Pio XI sau này tôn vinh nó là “Khoa"Khoa học xã hội Công giáo”giáo" (Học thuyết xã hội Công giáo-Hội đồng Giáo hoàng Công lý & Hòa bình). Đây được coi là “một"một giáo huấn nguyên thủy về xã hội”hội" của Giáo hoàng. Giáo hoàng Leo XIII được gọi là “Giáo"Giáo hoàng của giới công nhân”nhân".
 
Năm 1892, ông công bố thông điệp “giữa"giữa muôn điều lo ngại”ngại". Trong đó ông khẳng định:
 
“Chỉ"Chỉ có Giáo hội Kitô đã và sẽ đang bảo tồn chắc chắn hình thái cai trị của mình. Vì được thiết lập trên nền tảng là Đấng đã có, đang có và vẫn có đời đời, Giáo hội ngay từ đầu đã nhận được những gì cần thiết để theo đuổi sứ mạng thần linh ngay giữa dòng lưu chuyển của vạn vật nhân trần. Còn đối với các xã hội thuần túy nhân loại, thì thời gian là yếu tố biến đổi vĩ đại cho mọi sự trần gian, như một sự kiện đã ghi khắc cả trăm lần trong lịch sử, tạo nên những thay đổi sâu xa về cơ chế chính trị... Nhu cầu xã hội biện minh cho việc hình thành, xuất hiện và tồn tại những chính phủ mới... Điều này mới lạ, thực ra chỉ là thay đổi hình thái cai trị hoặc cách chuyển giao quyền hành... Việc chấp nhận chính phủ mới không những được phép, mà còn là bó buộc, vì những nhu cầu thiện ích của xã hội... Nhưng tôn trọng công quyền hiến định, không có nghĩa là phải vâng lời vô giới hạn mọi biện pháp luật định do cơ quan này ban hành. (JC. Để đọc LSGH II, t. 132)
Ngày 18 tháng 11 năm 1893, Lêô XIII công bố thông điệp Providentissimus Deus. Thông điệp đề nghị những quy phạm về việc nghiên cứu Kinh Thánh, trong bối cảnh của các khám phá khảo cổ học và của sự phát triển khoa phê bình lịch sử là những khoa học rất phát triển trong thời đại này.
 
Năm 1901, Leo XIII ra sắc thư Graves de Communi, nhắc nhở những người dân chủ cơ đốc hãy trở lại trật tự, và hạn chế danh từ “nền"nền dân chủ Cơ đốc”đốc" trong phạm vi chỉ có nghĩa là “hành"hành động xã hội làm điều thiện cho nhân dân”dân" mà thôi.
 
Cho đến này, ông là vị Giáo hoàng đưa ra nhiều thông điệp nhất trong lịch sử Giáo Hội với 86 thông điệp trong suốt 25 năm triều Giáo hoàng của ông. Một số thông điệp của ông rất ngắn và ngày nay nhiều người xếp các thông điệp này vào loại tông thư (apostolic letter) hay chỉ đơn giản là sứ điệp (pontifical message).